Invalid configuration found. Please contact your administrator.
Web Content Viewer
Mô hình hiệu quả
Tri Tôn: Gieo trồng sinh học, thu hoạch an toàn
(30/05/2017)
Trung tâm khuyến nông An Giang phối hợp cùng Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long – trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức tổng kết lớp huấn luyện nông dân thuộc Dự án Gieo trồng đa dạng và thu hoạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu, gọi tắc là “SDHS” cho trên 30 nông dân tại ấp An Hòa, xã Châu lăng, huyện Tri Tôn.
Nông dân tham gia khóa huấn luyện được thực hiện mô hình trên ruộng gồm 11 giống lúa được trồng trên cùng diện tích đất canh tác để đánh giá khả năng thích ứng khí hậu, hướng dẫn cách lai tạo lúa giống. Ngoài ra nông dân còn được hướng dẫn thực hiện trồng thí nghiệm các loại màu như đậu xanh, đậu phộng, mè. Các cây trồng được chăm sóc theo hướng an toàn thực phẩm, qua đó, bà con chọn cho mình cây trồng thích hợp với vùng đất, điều kiện thời tiết để thực hiện cho vụ tới.
Mục tiêu của Dự án nhằm thực hiện gieo trồng đa dạng và thu hoạch an toàn, giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Bên cạnh đó, sự đa dạng cây trồng giúp cắt được nguồn bệnh từ vụ trước sang vụ sau.
Trên nền tảng của thực hiện hiệu quả Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy An Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, từ giai đoạn 2017 đến nay, thị xã Tân Châu đã có hơn 50 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả cho bà con nông dân. Nhưng tín hiệu tích cực nhất chính là việc tham gia của những lão nông, đã mạnh dạn thay đổi tư duy, tập quán canh tác truyền thống để chuyển sang chọn trồng những loại nông sản theo hướng công nghệ cao, mang lại giá trị, hiệu quả sản xuất và góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Tân Châu thị xã vùng biên với đặc trưng vùng sông nước, đời sống người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản. Đặc biệt là lượng tôm cá khá dồi giàu. Được thiên nhiên ưu đãi là vùng đầu nguồn sông nước, chuyện làm khô cá để dành ăn và làm quà biếu cho họ hàng hay bạn bè ở xa là chuyện hàng ngày, dần dà món quà thơm thảo ấy được lòng khách phương xa. Từ đó, nghề làm cá khô ở xã vùng biên được hình thành như một lẽ tự nhiên.