Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Nông nghiệp trong tỉnh
 
Phú Tân cho thu nhập cao từ mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng (18/03/2021)
Trong những năm qua, huyện Phú Tân tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển, đến nay có 530,91 hecta diện tích đất vườn tạp, lúa nếp kém hiệu quả được nông dân chuyển sang trồng cây ăn trái, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên điạ bàn.

Đến thăm mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Bằng, ấp Bình Quới 2, xã Bình thạnh Đông. Vợ chồng anh Bằng cho biết: gia đình có 01 hecta chuyên trồng bắp, nhưng mô hình này khá cực, hiệu quả lại không cao, bắp có lúc trúng mùa, trúng giá 01 hecta kiếm lời được khoảng 10 triệu đến 20 triệu đồng/vụ. Tuy nhiên những lúc gặp thời tiết bất thường, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp, giá cả bấp bên thì phá huề đôi khi lỗ cả vốn, do vậy vợ chồng anh đã tìm tòi, học hỏi các mô hình làm ăn hiệu quả và quyết định chuyển hơn 01 hecta đất trồng bắp sang trồng dưa lưới từ năm 2019, mô hình này có tổng kinh phí đầu tư 500 triệu đồng, vợ chồng anh Bằng đã trồng được 04 vụ dưa lưới, với hơn 2.700 giây dưa lưới, trừ hết chi phí lãi từ 30 đến 50% so với đồng vốn bỏ ra. Theo vợ chồng anh Bằng dưa lưới là cây tương đối dễ trồng do trước khi trồng vợ chồng anh học hỏi kinh nghiệm những nông dân đi trước về cách bón phân, tưới nước, chăm sóc, nên việc trồng cây dưa lưới khá thuận lợi, nhất là trong suốt quá trình trồng không cần phải là giống phân bón cho đầu ra cho sản phẩm vì đã được Hợp tác xã công nghệ cao DH ở huyện An Phú hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, trong quá trình sản xuất chỉ cần thực hiện tốt việc chăm sóc, tỉa chồi, quắn dây sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Dưa lưới trồng trong giá thể và đặt trong nhà màng hạn chế những loại sâu bọ chích thuốc, nên không cần phải xử lý phân thuốc hóa học, gì vậy mà tiết kiệm được chi phí, đồng thời, còn cho ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Anh Nguyễn Văn Bằng -  ấp Bình Quới 2, xã Bình thạnh Đông tâm đắc nói: “Lúc trước trồng bắp thấy không hiệu quả, nên tôi đã đi tham quan học tập kinh nghiệm tại một số địa phương khác, thấy mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng rất im, hạn chế được công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, đầu ra sản phẩm ổn định, được Hợp tác xã DH huyện An Phú hợp đồng tiêu sản phẩm, từ lúc bắt đầu trồng tới giờ thấy lợi nhuận mỗi vụ khoảng 50%, so với trồng bắp lợi nhuận gắp 2-3 lần.”

Còn đối với gia đình ông Huỳnh Văn Ton - ngụ ấp Hiệp Hòa, xã Hiệp Xương thì đây là vụ trồng dưa lưới đầu tiên. Ông Ton cho biết, ông gắn bó với nghề trồng lúa nếp 20 năm nay, cây lúa nếp khi trúng múa được giá gia đình ông kiếm lời từ 01 đến 02 triệu đồng/1.000m2/vụ; nhưng có vụ khóa huề, thậm chí là lỗ cả vốn do sâu bệnh nhiều, ảnh hưởng của mưa bão dẫn đến nâng suất thấp, đôi khi giá cả không cao nên sản xuất lúa khá bắp bên, vì vậy ông tìm tòi học hỏi ở những mô hình trồng dưa lưới lân cận và thấy mô hình này tương đối dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế khá cao nên ông rủ vài anh em cùng tham gia mô hình này với diện tích 1000m2. Mô hình được huyện hỗ trợ 200 triệu đồng, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, gia đình ông Ton và các thành viên đầu tư thêm 200 triệu đồng, để thực hiện, hệ thống tưới nước nhỏ giọt, với diện tích trên ông trồng được 2.562 dây dưa lưới, qua hơn 65 ngày chăm sóc cho thu hoạch, theo đánh giá của ông Ton dưa lưới vụ đầu tiên trồng cho hiệu quả cao gắp nhiều lần so trồng lúa nếp trước đây. Ông Huỳnh Văn Ton - ngụ ấp Hiệp Hòa, xã Hiệp Xương chia sẽ: “Tôi thấy mô hình này rất thích hợp với tôi, làm rất gọn, so với 10 công đất trồng lúa nếp, thì trồng dưa lưới trong nhà màng nhẹ được công chăm sóc, trồng lúa nếp thì tối ngày ở ngoài đồng ruộng nhổ cỏ, sịt sâu rất cực mà có vụ lỗ nữa, với 2.562 dây dưa lưới vụ đầu tiên tôi thu hoạch được khoảng 03 tấn, lợi nhuận khoảng 50%.”

Hiện huyện Phú Tân có 07 nhà màng trồng dưa lưới tập trung ở các xã Bình Thạnh Đông, Hiệp Xương, Tân Hòa, và Phú Thạnh, với diện tích khoảng 7000 m2, mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, tuy nhiên hiện nay về đầu ra cho sản phẩm mặc dù được thương lái thu mua, nhưng vẫn chưa tạo an tâm sản xuất cho người dân nơi đây. Ông Lê Trung Anh – HUV – Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh Đông cho biết: “Trồng dưa lưới trong nhà màng, hiện nay đã hợp đồng bao tiêu với Hợp tác xã DH ở huyện An Phú, nhưng do đặc thù mua bán cũng chưa được ổn định, do đó hướng tới xã Bình Thạnh Đông chủ trương thành lập sẽ thành Tổ hợp tác sản xuất dưa lưới, mục đích là để chủ động hợp tác với các Công ty, doanh nghiệp thu mua nông sản cho bà con nông dân, làm sao để đầu ra sản phẩm ổn định…”

Không chỉ chuyển đổi từ cây lúa nếp sang mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, mà hiện nay nông dân huyện Phú Tân còn chuyển sang trồng nhiều loại cây ăn trái khác đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập. Ông Nguyễn Thanh Tuyến – HUV – Trưởng phòng nông nghiệp vả phát triển nông thôn huyện Phú Tân cho biết: “Thực hiện nghị quyết 11 của Ban thường vụ huyện ủy và Kế hoạch 985 của Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân về chuyển dịch cơ cấu cây trồng bước đầu đã mang lại hiệu quả khá tích cực, đến nay toàn huyện đã có 546 hecta cây ăn trái, tăng 155 hecta so năm 2019, một số loại cây chủ lực mà các nhà vườn đang trồng như Mít, xoài, bưởi, mãn cầu Na thái,…nhờ chuyển dịchcơ cấu cây trồng đúng hướng, đã góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2020 là 53,4 triệu đồng/người/năm.”

Nhìn chung từ khi triển khai thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Phú Tân với sự nổ lực của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể các cấp cùng với sự tham gia tích cực của bà con nông dân bước đầu mang lại kết quả cao. Từ hiệu quả mang lại của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thời gian tới, Phú Tân tiếp tục chuyển đổi diện tích đất vườn tạp, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất là phát triển mô hình trồng cây ăn trái trong nhà màng, để làm được điều này địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi cây trồng, ngoài ra Phú Tân còn phối hợp với các sở, ban ngành cấp Tỉnh, các doanh nghiệp, Tổ hợp tác, Hợp tác xã triển khai các chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, thông qua các cơ chế, chính sách tập trung thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nhằm tạo sự an tâm sản xuất góp phần tăng thu nhập cho người nông dân./.

Cao Thắng - Đài Truyền thanh huyện Phú Tân

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....