Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
ĐỀ ÁN 01 TRIỆU HECTA CHUYÊN CANH LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
 
Vai trò quan trọng của Tổ Khuyến nông cộng đồng khi tham gia Đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp (19/10/2024)

Ngày 18/10, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Hội thảo truyền thông với chủ đề “Vai trò, nhiệm vụ tổ khuyến nông cộng đồng tham gia Đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại An Giang. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang Trần Thanh Hiệp chủ trì và cùng trên 230 đại biểu đại diện Viện nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long; các đơn vị liên quan thuộc Sở; Lãnh đạo 11 Trạm Khuyến nông và các Tổ trưởng và Tổ phó Tổ Khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) xã, phường, thị trấn đến tham dự.

Với mục tiêu Đề án hình thành và phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa chất lương cao, nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh và kết hợp tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái…

Theo Trung tâm Khuyến nông An Giang, việc triển khai Đề án Tổ KNCĐ có vai trò hết sức quan trọng nhằm chuyển giao kỹ thuật, quy trình, công nghệ; đào tạo tăng cường năng lực nâng cao nhận thức cho nông dân, Hợp tác xã. Đồng thời Tổ KNCĐ cũng kết nối Doanh nghiệp với Tổ hợp tác, Hợp tác xã, nông dân trong việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Ngoài ra, phối hợp với cán bộ kỹ thuật của Doanh nghiệp hướng dẫn, giám sát nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật; Trực tiếp triển khai các hoạt động Khuyến nông phục vụ Đề án theo chỉ đạo, hướng dẫn của Khuyến nông. Chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, nhu cầu của nông dân, Tổ Hợp tác, Hợp tác xã...

Bà Huỳnh Đào Nguyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang

Bà Huỳnh Đào Nguyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang cho biết, đến nay đã thành lập được 129 tổ KNCĐ với 1.601 thành viên (khoảng hơn 500 cán bộ nông nghiệp xã). Đặc thù của tỉnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong thời gian qua với sự đồng hành hỗ trợ của chính quyền, địa phương cũng như cán bộ nông nghiệp đã góp phần thành công cho sự phát triển ngành nông nghiệp nói chung và Khuyến nông nói riêng đã có nhiều chương trình thực hiện đạt vượt bật so với mục tiêu đề ra. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là chỉ tiêu làm cầu nối giúp chuyển tải thông tin tiến bộ kỹ thuật cũng như đồng hành hỗ trợ nông dân tham gia chỉ tiêu có tổ Khuyến nông cộng đồng hoạt động có hiệu quả.

Mục tiêu và tình hình thực tế Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, với vai trò Tổ KNCĐ, hội thảo hôm nay là dịp để thông qua nhiệm vụ cụ thể từng thành viên của Tổ. Đồng thời mong muốn trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Tổ KNCĐ tại địa phương gắn với Đề án có những bâng khuâng, trở ngại Tổ mạnh dạn thông tin đến lãnh đạo Khuyến nông nhằm có hướng tháo gỡ kịp thời thực hiện thành công Đề án tại địa phương.

Hội thảo cũng thông qua nhiều báo cáo như: Tóm tắt Đề án; vai trò, nhiệm vụ của Tổ khuyến nông cộng đồng tham gia Đề án tại An Giang; thông tin liên kết tiêu thụ lúa tại các vùng nguyên liệu của đề án; chia sẻ kinh nghiệm kết nối liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại một số địa phương.

Đại biểu trao đổi tại hội thảo

Nhiều đại biểu tham dự Hội thảo đã trao đổi sôi nổi các tiêu chí khi tham gia thực hiện Đề án, chị Phạm Thị Như là cán bộ Khuyến nông huyện Châu Thành tham gia hướng dẫn trực tiếp cho nông dân trong vụ Thu Đông này chị bâng khuâng và có ý kiến nhờ Ban chủ tọa chia sẻ trong thực hiện như thiếu nước tưới kênh, mương nội đồng cũng như các tiêu chí giảm phát thải khí nhà kính trong việc xử lý rơm, rạ. Ngoài ra, nhiều đại biểu quan tâm đặt câu hỏi gặp khó trong sản xuất kết nối và mong rằng có chính sách hỗ trợ nông dân mua máy thu gom rơm, xây nhà kho để trữ rơm cho an toàn, đề xuất mở lớp tập huấn và chính sách hỗ trợ cho Tổ KNCĐ để duy trì hoạt động hiệu quả. Việc liên kết tiêu thụ thời gian qua còn lỏng lẻo chưa chặt chẽ, chưa khuyến khích thu hút giữa nông dân và doanh nghiệp… Những thắc mắc của đại biểu đều được Ban chủ tọa trả lời thỏa đáng.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang đánh giá cao Tổ KNCĐ và yêu cầu Trung tâm Khuyến nông phát huy vai trò nhiệm vụ Tổ KNCĐ tham gia Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền vận động các thành viên Tổ KNCĐ hiểu đầy đủ nội dung Đề án là một trong những nội dung mang tính cốt lỗi để thực hiện tốt nhiệm vụ. Thành lập nhóm Zalo kết nối với 129 tổ KNCĐ và truyền tải đầy đủ nội dung thông tin Đề án thực hiện. Chi cục Phát triển nông thôn gắn 227 Hợp tác xã nông nghiệp toàn tỉnh với Tổ KNCĐ để đảm bảo cho việc thực thi nhiệm vụ. Rà soát trang thiết bị đảm bảo đồng bộ, tập huấn chuyên sâu năng lực để Tổ KNCĐ yên tâm hoạt động mang lại hiệu quả cao. Rà soát kiện toàn quy chế hoạt động trách nhiệm các đơn vị có liên quan, sớm nghiên ứu để vận dụng cơ chế chính sách để có phần kinh phí cho Tổ.

Ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang

Tham gia Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, An Giang đã đăng ký 152 ngàn héc-ta. Đây là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi chúng ta hiểu tường tận nội dung Đề án và các văn bản có liên quan, trên cơ sở đó ngành nông nghiệp triển khai thực hiện hiệu quả. Ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang cho biết.

Trang Nghiêm


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....