Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Chăn nuôi - Thú y
 
Phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi vào mùa mưa bão (05/06/2024)

Hiện nay bắt đầu vào mùa mưa bão, việc chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi vào giai đoạn này là vấn đề cấp thiết, đặc biệt khi dịch bệnh trên đàn vật nuôi đang diễn biến phức tạp. Theo tổng hợp số liệu từ báo cáo phòng, chống dịch bệnh động vật trên phần mềm VAHIS của Cục Thú y từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh đàn vật nuôi cả nước diễn biến phức tạp và xảy ra trên diện rộng. Đặc biệt, các bệnh đang xảy ra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là bệnh cúm gia cầm xảy ra tại 03 tỉnh (Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long) và bệnh Dại trên động vật xảy ra tại 07 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau).

Mầm bệnh hiện tiềm ẩn trong môi trường cũng như tồn tại trên cơ thể vật nuôi là khá cao, do đó nguy cơ xảy ra dịch bệnh là rất lớn. Bên cạnh đó, thời tiết giao mùa, diễn biến phức tạp gây bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe giảm sức đề kháng của vật nuôi, là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát sinh và mưa bão không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đàn vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến việc dự trữ nguồn thức ăn hàng ngày. Mặc khác, vào thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên đàn gia súc, gia cầm, việc thực hiện an toàn sinh học vào mùa mưa bão rất khó khăn, tạo cơ hội cho dịch bệnh bùng phát trở lại.

Do đó, trong thời điểm hiện nay việc đảm bảo an toàn sinh học cho vật nuôi là điều vô cùng cấp thiết. Người chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật những bản tin dự báo thời tiết hàng ngày để có biện pháp khắc phục kịp thời, đặc biệt nên tăng cường chăm sóc cũng như tăng sức đề kháng cho vật nuôi, tăng khả năng chống chịu với những tác động bất lợi từ thời tiết cùng với sự đe dọa của dịch bệnh.

Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trong mùa mưa bão, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh An Giang hướng dẫn người chăn nuôi một số biện pháp sau:

 1. Trước thời điểm giao mùa:

- Gia cố chuồng trại: kiểm tra, sửa chữa và chằng chống chuồng trại kiên cố, đặc biệt là gia cố lại mái chuồng để chống gió bão, chú ý có bạt che tránh mưa tạt gió lùa.

- Khai thông cống rãnh để tránh ngập nước, kiểm tra hệ thống thoát nước thải cũng như nơi chứa để tránh tình trạng chất thải tràn ra vào mùa mưa gây ô nhiễm. Đối với những khu chuồng nuôi thấp có nguy cơ ngập lụt nên nâng nền chuồng hoặc làm hệ thống sàn chuồng để tránh nước ngập gây hại cho đàn vật nuôi.

- Mật độ chuồng nuôi phù hợp, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng để giữ ấm cho vật nuôi, chú ý đặc biệt đối với gia súc, gia cầm mới nhập về.

- Bảo đảm nguồn thức ăn đầy đủ: Dự trữ thức ăn xanh/khô/ủ chua rơm rạ đối với trâu bò; thức ăn tinh/hỗn hợp đối với heo, gia cầm. Chú ý, thức ăn phải được đặt nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc (tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn bị nấm mốc/hư).

- Nguồn nước: Bảo đảm đầy đủ nguồn nước sạch, mát cho vật nuôi.

- Dự trữ thuốc thú y, vitamin, men tiêu hóa… để sử dụng cho vật nuôi khi cần thiết.

- Phòng bệnh: Chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi trước mùa mưa bão. Cụ thể:

+ Trâu, bò: tụ huyết trùng, lở mồm long móng (FMD), Viêm da nổi cục…

+ Heo: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, FMD, tai xanh, Dịch tả heo Châu Phi…

+ Gia cầm: Niu-cát-xơn, Gumboro, cúm gia cầm, tụ huyết trùng…..

+ Dại chó: Tiêm vắc xin Dại, Care, …

2. Thời điểm trong và sau mưa, bão:

- Bảo đảm an toàn sinh học cho vật nuôi để tránh phát sinh và lây lan mầm bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

- Thường xuyên kiểm tra chuồng trại, tu sửa, tránh để ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát sinh. Kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi liên tục để duy trì nhiệt độ cho vật nuôi, thường xuyên khai thông cống rãnh tránh không để nước chảy ngược vào chuồng.

- Kiểm tra máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi tránh để ẩm mốc, thường xuyên vệ sinh toàn bộ trang thiết bị và dụng cụ trong chuồng.

- Định kỳ phun thuốc sát trùng và rắc vôi để ngăn chặn phát sinh mầm bệnh.

* Chú ý nên chọn những loại thuốc sát trùng có hoạt phổ rộng, tác dụng nhanh, kéo dài, ổn định và được phép lưu hành tại Việt Nam, nên phun 1 - 2 lần/tuần.

- Cung cấp đầy đủ nước sạch mát, thức ăn cho vật nuôi trong giai đoạn mưa bão. Đặc biệt chú ý bổ sung thêm vitamin, khoáng, men tiêu hóa… cho gia súc, gia cầm để nâng cao đề kháng.

- Bảo đảm tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin.

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra đàn vật nuôi. Báo ngay cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương khi con vật có biểu hiện bệnh truyền nhiễm để có biện pháp xử lý nhanh chóng, tránh lan ra diện rộng.

Sau mùa mưa, bão, bà con tiến hành vệ sinh sạch sẽ, phun khử trùng, rắc vôi, thay đệm lót… tạo môi trường khô, ấm cho vật nuôi. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng, men tiêu hóa để tăng đề kháng, bảo đảm vật nuôi phát triển tốt và khỏe mạnh.

Phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nhất là trong mùa mưa cần được các hộ chăn nuôi tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục và cần được sự quan tâm chung tay của cộng đồng dân cư để đảm bảo an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm và giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi./.

Huỳnh Thắm - Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh An Giang


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....