Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Thông tin tổng hợp
 
An Giang phấn đấu thành lập mới ít nhất 45 hợp tác xã nông nghiệp (09/05/2024)

Ngày 07-5, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 06-CTr/TU ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang năm 2024.

Mục tiêu chung là tiếp tục nâng cao nhận thức và vai trò của cả hệ thống chính trị trong chỉ đạo, điều hành lĩnh vực kinh tế tập thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh phát triển các tổ chức đại diện nông dân gắn với thực hiện liên kết sản xuất nông sản theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Phát triển các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) nông nghiệp gắn với tổ chức sản xuất hiện đại, liên kết với doanh nghiệp hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, quy mô công nghiệp, khép kín từ sản xuất đến chế biến. Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn thị trường quốc tế, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo tính minh bạch và chất lượng sản phẩm.

Đổi mới phương thức và hình thức hoạt động của các HTX, THT theo hướng hiện đại, hiệu quả, chuyển đổi tư duy của nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; phát triển mối quan hệ sản xuất hài hòa, đồng hành, hợp tác đôi bên cùng có lợi, cùng chia sẻ rủi ro giữa HTX, THT và doanh nghiệp.

Mục tiêu cụ thể: Thành lập mới ít nhất 45 HTX NN (trong đó chỉ tiêu thành lập mới theo lộ trình của năm 2024 là 27 HTX NN và bổ sung 18 HTX chưa đạt chỉ tiêu của năm 2023) phục vụ phát triển các ngành hàng chủ lực của tỉnh. Có 80% HTX NN hoạt động hiệu quả, trong đó xếp loại tốt, khá từ 60% trở lên.

Có ít nhất 30% số HTX tham gia liên kết tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp hoặc có doanh nghiệp tham gia vào tổ chức và hoạt động của HTX. Trong đó, mỗi cấp huyện có tối thiểu 03 HTX tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết bền vững với doanh nghiệp tiêu thụ, là HTX tiêu biểu, có khả năng nhân rộng toàn tỉnh. Bộ máy quản lý điều hành của HTX đạt ít nhất 24% có trình độ từ cao đẳng trở lên.

Mỗi cấp huyện: lựa chọn và đầu tư để nhân rộng ít nhất 02 HTX về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương (hướng đến có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao hoặc các sản phẩm tiềm năng).

Bên cạnh đó, phát triển ít nhất 05% THT trên tổng số THT hiện có tại địa phương được nâng chất phát triển lên HTX.  Thường xuyên quan tâm, nâng chất các THT đang hoạt động để thực hiện liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ nông lâm thủy sản cho thành viên, tạo nền tảng để liên kết phát triển thành chuỗi giá trị theo từng ngành hàng.

Để đạt mục tiêu, An Giang triển khai có hiệu quả Kế hoạch năm 2024 thực hiện Đề án “cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh An Giang”; trong đó tập trung phát triển HTX, THT gắn với tái cơ cấu các ngành hàng chủ lực, thực hiện hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp có uy tín, đầu tư lâu dài với tỉnh.

Tăng cường hỗ trợ các HTX, THT trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản liên kết với doanh nghiệp canh tác theo hướng có chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, đủ điều kiện an toàn thực phẩm…), có khả năng truy xuất nguồn gốc, có mã số vùng trồng.

Triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030; Có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai cho các doanh nghiệp, liên kết với HTX đầu tư, mở rộng, xây dựng khu sản xuất - chế biến - bảo quản nông sản tập trung, hiện đại, khép kín.

Đồng thời tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho các HTX, doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm, diễn đàn quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng cao, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm OCOP mang tầm quốc gia, quốc tế như Hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ biên giới, hội chợ OCOP…

Bên cạnh đó, tạo lập môi trường cạnh tranh thuận lợi và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản khép kín, gần vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa lớn. Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn bất cập trong ưu đãi đầu tư nông nghiệp, đơn giản hóa thủ tục hành chính đầu tư nhằm thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại An Giang.

An Giang cũng tăng cường triển khai các đề tài, dự án hỗ trợ HTX, THT tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất để góp phần tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của các HTX, THT. Hỗ trợ HTX NN ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số; xây dựng, vận hành Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh An Giang.

Ưu tiên mở rộng tín dụng và đẩy mạnh cho vay theo chuỗi giá trị, xây dựng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ logistics hỗ trợ nông nghiệp. Mở rộng các loại tài sản thế chấp vay vốn, điều chỉnh cơ chế định giá theo thị trường cho các tài sản hình thành trên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và các tài sản vô hình để đảm bảo vay vốn ngân hàng./.

 

Nguồn: Kế hoạch số 453/KH-UBND ngày 7/5/2024

Xuân Hiếu

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....