Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Trồng trọt - BVTV
 
Hoạt động khuyến nông phục vụ ngành trồng nấm ăn tại An Giang (09/07/2019)
An Giang là tỉnh đầu nguồn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh sản xuất nông nghiệp với hai ngành hàng chủ lực là lúa và cá, bên cạnh đó ngành hàng nấm ăn và nấm dược liệu được xem là một trong những ngành hàng của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh. Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên nước phong phú thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực đã giúp cho giá trị sản xuất tiếp tục tăng qua từng năm.

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh tuy có phát triển, nhưng tỷ lệ hộ nông dân ít đất, thiếu đất sản xuất còn cao, thời gian qua một số mô hình khuyến nông về trồng nấm ăn (nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo), được triển khai và nhân rộng phù hợp cho lao động nông thôn ít đất, nổi bật nhất là nghề trồng nấm rơm đã phát triển ở nhiều huyện, thị thành với sự tận dụng nguồn rơm nguyên liệu dồi dào từ sản xuất lúa.

Hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đối với nghề trồng nấm ăn

Từ năm 2013, thực hiện chủ trương của Tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Nghị quyết 09/NQ-TU ngày 27/6/2012 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 318/QĐ-UBND ngày 07/3/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030); với tiến bộ về kỹ thuật của nghề trồng nấm ngày càng được nâng cao từ khâu chọn giống đến công nghệ nuôi trồng, chế biến và bảo quản sản phẩm; Trung tâm Khuyến nông đã thực hiện một số hoạt động khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nấm ăn thông qua các chương trình, dự án:

- Mô hình “Nuôi trồng một số loại nấm ăn ứng dụng công nghệ cao” (năm 2013);

- Đề tài “So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế 5 loại giống meo nấm bào ngư tại thị trấn An Châu, huyện Châu Thành” (năm 2013);

- Đề tài “So sánh năng suất và hiệu quả trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm và rơm phối trộn với lục bình vụ Đông Xuân 2014 – 2015 tại huyện Phú Tân” (năm 2014-2015);

- Kế hoạch gói hỗ trợ kỹ thuật – tài chính – thị trường cho sản phẩm nấm giai đoạn 2015 – 2016;

- Mô hình thử nghiệm trồng nấm rơm bằng nguyên liệu compost (năm 2016-2017);

- Đề tài “Ảnh hưởng của Paclobutrazol đến năng suất nấm rơm trong nhà trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (năm 2017-2018)”;

- Dự án “Tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm phối trộn lục bình” (năm 2017-2018);

- Kế hoạch Khuyến nông về ngành hàng nấm ăn phục vụ Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang (giai đoạn 2018-2020).

- Dự án nhân rộng mô hình trồng nấm rơm trong nhà bằng nguyên liệu compost (năm 2018):

- Đề tài “Thử nghiệm mô hình trồng nấm rơm dạng trụ tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang năm 2019”;

- Mô hình “trồng nấm rơm trong nhà bằng nguyên liệu rơm phối trộn với 30% nguyên liệu bông vải” (năm 2019)

Qua đó đã tổ chức: tập huấn cho 100 cán bộ kỹ thuật, khuyến nông viên, 660 nông dân; 55 mô hình về kỹ thuật trồng nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo; 50 cuộc hội thảo tuyên truyền nhân rộng trồng nấm bào ngư và trồng rơm theo hướng công nghệ cao; 15 điểm trình diễn máy thu gom rơm để có nguồn rơm nguyên liệu phục vụ cho phát triển nghề trồng nấm rơm.

Kết quả đạt được

Qua nhiều hoạt động khuyến nông được triển khai về nấm ăn, đã góp phần đáng kể trong việc phát triển ngành hàng nấm ăn của tỉnh:

- Đối với nấm bào ngư: năng suất nấm đạt trung bình 0,3kg/bịch phôi, sau khi trừ tất cả các chi phí, lợi nhuận đạt 1.000-2000 đ/bịch phôi sau thời gian 5 - 6 tháng trồng.

Hiện nay toàn Tỉnh nhân rộng được khoảng 120 nhà trại trồng nấm bào ngư với quy mô từ 1.000 – 20.000 bịch phôi nấm cho 01 nhà trại (tùy diện tích nhà trại), phát triển nhiều ở các huyện Châu Thành, Phú Tân, TP. Long Xuyên, Tân Châu,… tập trung chủ yếu 2 loại nấm bào ngư: xám và Nhật. Hiện một số nhà trại có ứng dụng công nghệ cảm biến nhiệt độ, ẩm độ kết hợp với điện thoại thông minh vào khâu quản lý nhà trại, qua đó giúp người trồng nấm thuận lợi trong khâu chăm sóc, giảm công lao động mang lại hiệu quả.

Toàn Tỉnh hiện có 4 cơ sở sản xuất bịch phôi nấm bào ngư cung ứng cho toàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Thị trường tiêu thụ nấm bào ngư chủ yếu vẫn bán cho thương lái và bán tại các chợ tại địa phương, hiện chưa có doanh nghiệp, công ty bao tiêu sản phẩm với số lượng lớn.

- Đối với nấm mèo: năng suất đạt từ 65 - 75kg nấm khô/1.000 bịch phôi, năm 2014-2015 có 8 nhà trại trồng nấm mèo, tuy nhiên do thị trường tiêu thụ nấm mèo không ổn định, tiêu thụ nhỏ lẻ, giá bán thấp (chủ yếu tự bán) nên hiện An Giang việc trồng nấm mèo chưa đạt hiệu quả và không nhân rộng.

- Đối với nấm rơm: trước đây nông dân vẫn chủ yếu trồng trồng nấm rơm ngoài trời theo mùa vụ - sau thời gian thu hoạch lúa, từ khi triển khai kỹ thuật ứng dụng theo hướng công nghệ cao, nấm rơm được trồng trong nhà điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, ứng dụng các thiết bị tưới phun sương tự động, cách ủ rơm đảm bảo kỹ thuật đã giúp năng suất nấm đạt 1,0 - 1,4 kg/mét mô, tăng 30 - 40% năng suất so với các điểm trồng ngoài trời, sau khi trừ tất cả chi phí lợi nhuận cho 01 nhà trồng 60m2 (bố trí 60-120 mét mô, tùy cách bố trí giàn kệ hoặc trên nền xi măng) trong thời gian khoảng 35-45 ngày đạt 2,5-3,0 triệu đồng.

* Một tiến bộ mới trong trồng nấm rơm đã được Trung tâm Khuyến nông triển khai áp dụng trong nông dân: là trồng bằng nguyên liệu compost - là hỗn hợp bao gồm rơm ủ chín và các chất dinh dưỡng hữu cơ cần thiết cho nấm phát triển. Rơm compost được xử lý bằng phương pháp công nghiệp hấp tiệt trùng nên hạn chế sự nhiễm tạp, mầm bệnh và có thể rút ngắn thời gian sản xuất do không cần thực hiện khâu ủ rơm, đảo rơm và nấm thu được chất lượng tốt hơn so với phương pháp trồng nấm ủ rơm truyền thống.

Nhà trồng diện tích 80 m2 (ngang 5 mét, dài 16 mét, chiều cao 3 mét), bố trí 200 bao nguyên liệu compost (20kg nguyên liệu/bao); sau thời gian chăm sóc 10-15 ngày có sự kiểm soát ẩm độ, nhiệt độ; năng suất nấm đạt 1,0 - 1,3kg/bao nguyên liệu compost, lợi nhuận đạt bình quân 10.000 – 20.000 đ/bao nguyên liệu. Sản phẩm nấm rơm bằng nguyên liệu compost được người tiêu dùng ưa chuộng, sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng tại các chợ địa phương.

Hiện toàn Tỉnh đã nhân rộng được 200 nhà trồng nấm rơm, tùy tận dụng diện tích đất hiện có của nông hộ mỗi nhà trồng từ 24-100 m2, tập trung nhiều ở huyện Thoại Sơn, Tân Châu, TP. Long Xuyên,…

* Tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn của địa phương, Cán bộ Khuyến nông (thuộc Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân) cũng đã thực hiện nghiên cứu trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm phối trộn với lục bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy: năng suất nấm trồng từ nguyên liệu rơm phối trộn với lục bình khi trồng ngoài trời cao (gấp 2 lần) hơn so với trồng hoàn toàn bằng nguyên liệu rơm. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế khi trồng nấm từ nguyên liệu rơm phối trộn với lục bình lại thấp hơn khi trồng hoàn toàn bằng nguyên liệu rơm, do chi phí thu gom và phơi nguyên liệu lục bình.

* Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông đang thử nghiệm mô hình “trồng nấm rơm trong nhà bằng nguyên liệu rơm phối trộn với 30% nguyên liệu bông vải”. Kết quả bước đầu năng suất nấm đạt được 1,0- 1,3kg/mét mô, ưu điểm nguyên liệu bông vải là giữ ẩm tốt cho mô nấm, kết hợp với việc kiểm soát nhiệt độ, ẩm độ của nhà trồng sẽ giúp tơ nấm phát triển tốt hơn.

Khó khăn và bài học kinh nghiệm

* Một số tồn tại, khó khăn:

Bên cạnh những kết quả đạt được của hoạt động khuyến nông trong việc phát triển nghề trồng nấm ăn, thời gian qua cũng còn tồn tại một số tồn tại, khó khăn:

- Một số loại nấm ăn tuy trồng đạt hiệu quả về kỹ thuật nhưng đầu ra không ổn định và đôi khi ở mức thấp cụ thể là sản phẩm nấm mèo, đặc biệt sản phẩm được trồng theo hướng công nghệ cao chưa có sự khác biệt nhiều về giá trị đầu ra so với sản xuất thông thường nên chưa thuyết phục nông dân nhân rộng nhiều trong sản xuất;

- Chưa có doanh nghiệp tiêu thụ về nấm ăn để giúp phát triển ổn định, bền vững;

- Đa phần mô hình được thực hiện, nhân rộng dưới hình thức quy mô nông hộ, chưa mở rộng quy mô lớn do vốn đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ cao khá lớn;

- Một số chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn chưa được thực hiện, tuy ban hành nhưng nông dân chưa tiếp cận được;

* Bài học kinh nghiệm:

Qua 6 năm thực hiện (2013-2018), triển khai ngành hàng nấm ăn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thì vấn đề:

- Công tác nghiên cứu khoa học cần được quan tâm để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng;

- Nguồn nguyên liệu dùng để trồng nấm phải đạt chất lượng, không bị nhiễm tạp.

- Tuân thủ quy trình kỹ thuật (vệ sinh nhà trại trồng, cách ly thời gian, không gian nhà trồng, kỹ thuật ủ - chất nấm, chăm sóc…);

- Kế tiếp là cần có doanh nghiệp liên kết tiêu thụ - giải quyết đầu ra ổn định, khi đó việc triển khai thử nghiệm mô hình và nhân rộng phát huy hiệu quả hơn.

- Tổ chức thu mua chế biến tập trung, đa dạng hóa sản phẩm ở dạng: nấm tươi, sấy khô, muối, cấp đông đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu;

- Thành lập các tổ/nhóm, tổ hợp tác/hợp tác xã sản xuất nấm ăn để giúp trong liên kết - tiêu thụ;

- Việc đào tạo chuyên môn, bồi dưỡng nguồn nhân lực và công tác thông tin truyền thông cũng cần được chú trọng để duy trì và phát triển ngành hàng nấm ăn;

- Việc ban hành và thực thi cơ chế, chính sách về vốn để phát triển nhân rộng đối với nhà đầu tư - doanh nghiệp và cả nông dân cũng cần được quan tâm./.

 Với đặc điểm của nghề trồng nấm ăn là chủ yếu tận dụng lao động nhàn rỗi, với quy mô nông hộ thì nguồn vốn đầu tư thường không nhiều hơn so với sản xuất các mặt hàng khác; giúp nông dân dễ áp dụng tiếp cận …, là cơ hội tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần an sinh xã hội phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới; đồng thời khai thác tốt các nguồn phụ phẩm tại địa phương, hướng đến sản xuất bền vững do hạn chế đốt đồng, bảo vệ môi trường. Khi sản xuất nấm ăn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mở rộng quy mô sẽ góp phần tăng giá trị sản phẩm theo hướng chất lượng và hiệu quả.

Nguyễn Lê Vinh - Trung tâm Khuyến nông An Giang

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....