Invalid configuration found. Please contact your administrator.
Web Content Viewer
Mô hình hiệu quả
Vĩnh Nhuận với mô hình trồng mận An Phước trùm lưới
(27/05/2019)
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, thời gian qua, nông dân xã Vĩnh Nhuận đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình cây ăn trái mang lại hiệu quả cao như: Bưởi, xoài, mãng cầu xiêm, ổi lê, cam, quýt, sầu riêng ... Riêng gia đình ông Nguyễn Văn Núp, ngụ ấp Vĩnh Hiệp 2, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, chọn cây mận An Phước để phát triển kinh tế gia đình và tăng thêm thu nhập.
Ông Núp là nông dân gốc huyện Chợ Mới, thời gian đầu qua đây canh tác lúa, bản thân ông nhận thấy làm lúa nhiều vụ không có lợi nhuận cao nên ông quyết định chuyển sang trồng cây mận An Phước. Ban đầu ông đã học hỏi kinh nghiệm rất nhiều nơi, tham quan học tập từ nhiều nhà vườn khác và mạnh dạn chuyển đổi từ 0,2ha đất trồng lúa sang trồng mận An Phước với 100 gốc.
Đến nay, sau hơn 18 tháng trồng, mận bắt đầu cho trái. Ông Núp chia sẽ: “Nếu trồng mận không trùm lưới sẽ dễ bị sâu bệnh, chất lượng trái không ngon, nên việc áp dụng trùm lưới sẽ hạn chế được sâu bệnh, chất lượng trái ngon và bảo quản được lâu. Từ đó thương lái ưa chuộng và bán được giá cao hơn. Về kỹ thuật trồng,
Từ những kết quả đã đạt được, ông sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm cho những nông dân xung quanh để sản xuất đạt hiệu quả cao, nói về mô hình điều mà ông phấn khởi nhất là sản xuất theo hướng an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường, sản xuất được sản phẩm sạch, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân người sản xuất và người tiêu dùng.
Với thời đại theo hướng sản xuất an toàn, đòi hỏi người trồng cây ăn trái cần thay đổi tư duy sản xuất, nhằm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và an toàn cho người tiêu dùng về lâu dài. Đây được xem là loại cây trồng có hiệu quả, mô hình đã mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cây trồng ở địa phương, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Vì vậy, mô hình trồng mận trùm lưới đã và đang được xem là mô hình sản xuất hiệu quả và cần nhân rộng.
Trên nền tảng của thực hiện hiệu quả Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy An Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, từ giai đoạn 2017 đến nay, thị xã Tân Châu đã có hơn 50 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả cho bà con nông dân. Nhưng tín hiệu tích cực nhất chính là việc tham gia của những lão nông, đã mạnh dạn thay đổi tư duy, tập quán canh tác truyền thống để chuyển sang chọn trồng những loại nông sản theo hướng công nghệ cao, mang lại giá trị, hiệu quả sản xuất và góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Tân Châu thị xã vùng biên với đặc trưng vùng sông nước, đời sống người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản. Đặc biệt là lượng tôm cá khá dồi giàu. Được thiên nhiên ưu đãi là vùng đầu nguồn sông nước, chuyện làm khô cá để dành ăn và làm quà biếu cho họ hàng hay bạn bè ở xa là chuyện hàng ngày, dần dà món quà thơm thảo ấy được lòng khách phương xa. Từ đó, nghề làm cá khô ở xã vùng biên được hình thành như một lẽ tự nhiên.