Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Trồng trọt - BVTV
 
An Giang: Tổng kết sản xuất Nông nghiệp năm 2019 (27/02/2020)

Trong năm 2019, tình hình sản xuất nông nghiệp của Tỉnh gặp khó khăn như dịch tả heo Châu phi bùng phát, thị trường, giá lúa, cá không ổn định, hạn hán, lũ lụt, sạt lỡ diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành và sự đồng tình ủng hộ của nông dân và đặc biệt là ngành nông nghiệp triển khai quyết liệt tái cơ cấu ngành và bám sát mục tiêu kế hoạch đề ra. Vì vậy ngành đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần rất lớn vào tăng trưởng phát triển kinh tế chung của cả Tỉnh. 

Ngày 21/02/2019, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2019, phương hướng triển khai năm 2020. Theo báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang, tổng diện tích gieo trồng cây lúa đạt 626 ngàn ha, tăng trên 3 ngàn ha so với cùng kỳ, năng suất bình quân cả năm đạt 6,26 tấn/ha, sản lượng đạt 3,917 triệu tấn; Cây màu 54 ngàn ha, tăng 157 ha so với cùng kỳ.

 Trong năm tình hình chăn nuôi phải đối mặt với bệnh dịch tả heo Châu Phi nên tổng số đàn heo nhiễm bệnh và tiêu hủy gần 29 ngàn con, trọng lượng gần 1,9 ngàn tấn. Tổng đàn trong Tỉnh hiện có khoảng 63 ngàn con, giảm gần 45 ngàn con so cùng kỳ, sản lượng heo hơi cũng giảm mạnh. Riêng đàn trâu-bò có trên 66 ngàn con, giảm hơn 7 ngàn con, sản lượng thịt cũng giảm 655 tấn so với cùng kỳ. Bên cạnh gia súc giảm, thì chăn nuôi gia cầm đang dần phát triển sang hướng tập trung tập với quy mô lớn để nâng cao chất lượng hiệu quả sản phẩm, hiện có khoảng 4,5 triệu con gia cầm, tăng 148 ngàn con so cùng kỳ. Riêng nuôi chim yến với giá trị kinh tế cao làm tăng thu nhập người dân, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nên nghề nuôi chim yến tiếp tục phát triển mạnh. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 650 nhà nuôi yến, tăng 87 nhà,  sản lượng tổ yến khai thác khoảng 3 tấn, tăng 1,0 tấn so cùng kỳ.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã thông tin công bố Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về hết dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, Ông cũng đề nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y giám sát theo dõi và nắm số lượng nếu các hộ đủ điều kiện trong việc tái đàn, để báo cáo kịp thời. Ngoài ra, luôn giám sát kiểm tra, tiêm phòng, trong đó cần chú trọng nhiều đến dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng gia súc nhằm ứng phó kịp thời, tránh xảy ra dịch bệnh, tiếp tục mời gọi doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi và đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Song song đó, lâm nghiệp của tỉnh cũng đã có nhiều nỗ lực trong phát triển và bảo vệ rừng đồng thời kết hợp khai thác hình thức du lịch sinh thái. Công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt. Riêng về nuôi cá tra nuôi thâm canh áp dụng tiêu chuẩn chất lượng VietGap, GlobalGAP, BAP..., diện tích thu hoạch khoảng 1.500 ha, bằng 105,11% so cùng kỳ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng mở rộng đầu tư vùng nuôi nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng, nâng cao giá trị sản phẩm.

 Dịch bệnh Corona  bùn phát thời gian qua dẫn đến tiêu thụ nông sản bị ảnh hưởng. Theo thông tin các huyện, thị diện tích sản phẩm nông sản còn tồn nhiều ở vụ Đông Xuân. Tuy nhiên việc tiêu thụ đang dần có dấu hiệu tốt, hiện có hệ thống doanh nghiệp kết nối tốt trong việc tiêu thụ nông sản của tỉnh. Để sản xuất nông sản gắn với liên kết tiêu thụ hiện tại và cho tương lai tốt hơn, ông Nguyễn Sĩ Lâm đề nghị địa phương thống kê sản lượng tồn trên địa bàn nhằm kịp thời xúc tiến mời gọi các doanh nghiệp kết nối tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức lại sản xuất gắn với việc thị trường tiêu thụ, đào nguồn nhân lực. Tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, theo dõi chặt chẽ tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc để có giải pháp kịp thời.

Bên cạnh đó, tại Hội nghị các đại biểu cũng nhận định tình hình thời tiết, thủy văn trong năm 2020; Xúc tiến tiêu thụ và tìm kiếm thị trường cho nông sản; Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp; Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và kế hoạch tái đàn heo năm 2020; Tình hình tiêu thụ xoài của huyện; Tình hình triển khai liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nếp; Kế hoạch liên kết- tiêu thụ trái cây trên địa bàn tỉnh An Giang; Kế hoạch sản xuất giống cá tra chất lượng cao năm 2020 tham gia đề án sản xuất giống cá tra 3 cấp Đồng bằng sông Cửu Long…

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Trần Anh Thư yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nông dân cùng chung tay thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh, biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán xảy ra để kịp thời ứng phó: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn, Sở Tài Nguyên và Môi trường kết hợp với Ban chỉ huy Phòng tránh Thiên tai xây dựng phương án phòng chống hạn kiệt, tổ chức quán triệt triển khai, thường xuyên kiểm tra để có giải pháp ứng phó. Lưu ý đối với các huyện đẩy nhanh các tiến độ Trạm bơm, đồng thời mở rộng các hệ thống thủy lợi cấp 2 và cấp 3. Đối với huyện xâm nhập mặn địa phương hết sức lưu ý kiểm tra, tăng cường bố trí quan trắc, báo cáo ngay bất cứ thời điểm nào khi xâm nhập mặn xảy ra trên địa bàn Tỉnh. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ nạo vét các tuyến kênh, mương để tránh thiếu nước xảy ra.

Hạn hán dẫn đến nguy cơ cháy rừng cao, các địa phương đặc biệt là 2 huyện huyện Tri Tôn và Tịnh Biên tăng cường túc trực kiểm tra thường xuyên. Đồng thời  rà soát kiểm tra trang thiết bị các Trạm bơm, công cụ phòng chống cháy rừng để kịp thời ứng phó. Không nên chủ quan và tăng cường kiểm tra các tuyến đê bao ngăn lũ, đường giao thông nông thôn, các công trình hệ thống thủy lợi.

Đối với dịch tả heo Châu Phi đến nay đã công bố hết dịch. Tuy nhiên dịch bệnh làm thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng của ngành Nông nghiệp. Cùng với công tác phòng tránh hạn hán, lũ lụt, ông Trần Anh Thư  yêu cầu các Sở ngành, địa phương có liên quan tiếp tục phòng ngừa dịch cúm gia cầm, thường xuyên kiểm tra vịt chạy đồng trong điều kiện khí hậu hiện nay là cơ hội cho dịch bệnh H5N1 bùn phát nếu chủ quan.

 Tiếp tục đẩy mạnh Tái cơ cấu nông nghiệp; Nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao, rà soát các nhóm sản phẩm chưa phù hợp thay thế cho sản phẩm mới; Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, Hợp tác xã; Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị nhà xưởng chế biến nông sản cho doanh nghiệp; Xây dựng quảng bá thương hiệu gạo, nếp An Giang; Đẩy nhanh tiến độ Đề án liên kết sản xuất  giống cá tra 3 cấp; Mỗi làng một sản phẩm; Nông thôn mới; Các Dự án hạ tầng thủy lợi; Tập trung hỗ trợ cho đất đai cho doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư.

Trang Nghiêm - Trung tâm Khuyến nông An Giang

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....