Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Cây thuốc nam
 
Quýt gai: Tác dụng và bài thuốc trị bệnh (18/06/2023)

Quýt gai có nhiều tên gọi khác như quýt rừng, tầm xoọng, cúc keo, quýt hôi, gai xanh, mền tên, tửu bính lặc, cam trời, độc lực, đông phong quất...

Quýt gai có tên khoa học là Severinia monophylla (L.) Tanaka, thuộc họ cam.

Quýt gai là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, thân phân thành rất nhiều cành, có nhiều gai mọc từ nách lá. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đen. Cây thường mọc hoang ở bờ bụi, bờ ruộng, gò đống, ven đường, ở một số địa phương thường trồng làm hàng rào vì cây có rất nhiều gai.

Toàn cây quýt gai có chứa tinh dầu, quả còn xanh chứa chất nhầy.

Cách chế biến thành thuốc: Sau khi thu hái, rửa sạch. Sau đó phơi khô, cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần

Một số bài thuốc thường dùng

- Chữa ho, nhức đầu cảm cúm: Lá hoặc rễ quýt gai 9 - 15g. Rửa sạch, cho 500ml nước sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày, ngoài ra cần ăn uống nhiều rau quả, trái cây, nghỉ ngơi.

- Chữa va đập bầm tím sưng đau: Lá quýt gai 20g, rửa sạch, phơi khô, sao vàng. Đổ 400ml nước, sắc còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 - 5 ngày. Ngoài ra lấy lá quýt gai rửa sạch, giã nát đắp lên chỗ bị thương, sau 3 giờ thay băng đắp liên tục  3 - 5 ngày.

- Chữa ho do phong nhiệt: Rễ quýt gai 20g, vỏ rễ dâu tằm 10g, cam thảo bắc 5g; tất cả rửa sạch, thái mỏng phơi khô. Đổ 550ml nước, sắc còn 150ml nước có  thêm ít đường, chia thành 2 lần uống trong ngày. Dùng 6 ngày một liệu trình.

- Chữa ho nhiều đờm do lạnh: Quýt gai còn xanh 8 - 16 quả, rửa sạch, bổ làm 4 bỏ hạt, cho vào bát nhỏ trộn với một thìa cà phê mật ong, ít muối ăn đem hấp cơm trong khoảng 15-20 phút, lấy ra nghiền nát, trộn đều, chia thành 2 - 3 phần uống trong ngày.

- Hỗ trợ điều trị chữa phong thấp: Rễ quýt gai 10 - 15g. Đổ 350ml nước sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng lúc còn nóng. Có thể phối hợp với thổ phục linh, ngưu tất, thiên niên kiện  mỗi thứ 50g; ngâm với 1 lít rượu, sau một tuần có thể uống; ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần một chén con.

- Chữa rắn cắn: lá quýt gai tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít muối và một chén nước đun sôi để nguội, chắt nước uống, dùng bã đắp (trong lúc chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế).

 

 

Nguồn: Quang Hiển (Tổng hợp từ Internet)

 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....