CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Tái cơ cấu nông nghiệp

An Giang nông dân sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP kết hợp trồng hoa sinh thái

11:56 28/07/2023

Sản xuất lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn SRP kết hợp trồng hoa sinh thái ứng dụng biện pháp xử lý rơm rạ, quản lý dịch hại tổng hợp IPM và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật giúp nông dân giảm 15-18% chi phí đầu vào và tăng 18-20% lợi nhuận tương đương 4,8 – 5 triệu đồng/ha so với ruộng sản xuất theo phương pháp truyền thống.

Sản xuất lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn SRP kết hợp trồng hoa sinh thái ứng dụng biện pháp xử lý rơm rạ, quản lý dịch hại tổng hợp IPM và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật giúp nông dân giảm 15-18% chi phí đầu vào và tăng 18-20% lợi nhuận tương đương 4,8 – 5 triệu đồng/ha so với ruộng sản xuất theo phương pháp truyền thống. 

Nông dân An Giang thay đổi nhận thức trong sản xuất lúa gạo hiện nay

Nông dân An Giang sản xuất lúa gạo bền vững, theo tiêu chuẩn SRP dựa trên nền tảng “1 phải 5 giảm”, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt nâng cao giá trị hạt gạo, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe con người.

Hiện nay nhiều nông dân thay đổi nhận thức trong sản xuất lúa gạo thông qua việc tham gia các buổi tập huấn về các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt về các chương trình Khuyến nông đã tạo niềm tin trong sản xuất. Qua đó, nông dân nhận thức được tầm quan trọng cũng như nắm bắt các tiêu chuẩn, từng bước sản xuất đáp ứng theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

          Dự án các Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh đã hỗ trợ thực hiện 6 mô hình “Sản xuất lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn SRP kết hợp trồng hoa sinh thái ứng dụng biện pháp xử lý rơm rạ, quản lý dịch hại tổng hợp IPM và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật” tại An Giang, trong đó mô hình thực hiện tại Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Tây Phú huyện Thoại Sơn với diện tích 20ha, 8 hộ tham gia, được thực hiện từ tháng 4/2023. Ngày 26/7/2023, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã tổ chức hội thảo đánh gía mô hình với sự tham dự của  60 nông dân cùng các đại biểu là lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông An Giang, phòng Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, Trạm Khuyến nông huyện, Ban quản lý dự án GIC – GIZ.

Đại biểu tham quan ruộng mô hình, nhiều nông dân tâm đắc và đánh giá mô hình lúa sáng, đẹp, bông to, cứng cây không bị đỗ ngã. Ngoài ra, còn tạo cảnh quan rất đẹp bởi những hàng hoa cúc, hướng dương, sao nhái, đậu bắp... Nông dân Bùi Văn Thanh, xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang là một trong những hộ tham gia mô hình mô hình cho biết, trong vụ Hè Thu năm 2023, sử dụng giống OM18 cấp xác nhận, với mật độ gieo lúa sạ là 120 kg/ha. Nông dân tham gia mô hình đã được cán bộ Khuyến nông tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái, gieo sạ né rầy, tiêu chuẩn SRP...

Chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông dân Bùi Văn Thanh cho biết, trước khi gieo sạ có xử lý gốc rạ (bằng chế phẩm sinh học R1) nhằm hạn chế đốt đồng (là 01 trong những tiêu chí của SRP), cung cấp nguồn dinh dưỡng cho đất (Canh tác theo tiêu chuẩn SRP sẽ giảm 15-18% phí chi phân bón, thuốc BVTV so với sản xuất thông thường và đặc biệt là năng suất cao hơn ruộng đối chứng 130-150kg/ha. Ngoài ra, lúa kiểm đạt dự lượng trong ngưỡng cho phép, đáp ứng theo yêu cầu doanh nghiệp nên được tăng thêm 200 đồng mỗi kilogram lúa, do đó, vụ này giá bán được 7.200 đồng/kg, (giá thị trường 7.000 đồng/kg). Ngoài ra, trồng hoa trên bờ ruộng nhằm thu hút dẫn dụ thiên địch không hại lúa tạo khung cảnh đẹp thân thiện môi trường. Tôi mong thời gian tới ngành nông nghiệp cần nhân rộng mô hình cho các nông dân lân cận trong tỉnh áp dụng và hưởng lợi như Tôi.

Nông dân An Giang từng bước sáng tạo sản xuất  xanh

Sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng, sản xuất xanh thân thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng mà ngành nông nghiệp An Giang đang hướng tới. Thời gian qua nhiều doanh nghiệp hướng liên kết, thu mua sản phẩm nông nghiệp xanh sạch, không tồn dư hóa chất, độc hại. Qua đó, Trung tâm Khuyến nông An Giang từng bước khuyến khích nông dân sản xuất xanh, sạch và đã được nông dân đồng tình ủng hộ đón nhận thực hiện. Anh Trần Nhật Linh, Khuyến nông viên Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn, theo dõi mô hình cho biết, trước đây nông dân còn sạ dày với mật độ từ 180 -250 kg/ha. Từ khi tham gia mô hình đã được tập huấn tiếp cận những kiến thức khoa học kỹ thuật, nhận thấy được cải tiến trong sản xuất xanh, sạch bảo vệ được môi trường từ đó nông dân an tâm mạnh dạn áp dụng.

Với tên “Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh” là nông dân có sự cải tiến sáng tạo trong canh tác để giảm chi phí với mức thấp nhất nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong sản xuất và đặc biệt là thân thiện môi trường. Bà Huỳnh Đào Nguyên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang, đối với mô hình trình diễn này là ứng dụng trên nền kỹ thuật “1 phải 5 giảm”, với mục đích của Khuyến nông tích hợp nhiều cải tiến vào mô hình sản xuất như ứng dụng công nghệ sinh thái ruộng lúa bờ hoa sẽ thu hút thiên địch, giảm sự xuất hiện của sâu hại giúp cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng. Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ giảm đốt đồng, đặc biệt là tránh xảy ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ. Ứng dụng Drone phun thuốc BVTV, phân bón giảm áp lực công lao động và chi phí trong sản xuất. Hy vọng qua mô hình nông dân nắm bắt và tích hợp lại những tiến bộ kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất đáp ứng theo tiêu chuẩn nhu cầu tiêu thụ doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cao giá trị hạt gạo, mang lại hiệu quả cao nhất cho nông dân trong sản xuất, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe con người.

Ngành nông nghiệp ưu tiên triển khai các chính sách, chương trình khuyến nông tại các HTX nhằm khuyến khích nông dân tham gia HTX, bởi sản xuất liên kết với quy mô lớn cần sự tham gia hợp tác xã, giúp nông dân dễ dàng ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và gắn kết tiêu thụ sản phẩm.

Trang Nghiêm

Trung tâm Khuyến nông An Giang