CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Trồng trọt - BVTV

Tập huấn kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ từ rơm rạ và sử dụng máy đảo phân cho cá HTX tại An Giang

11:45 13/06/2023

Trong khuôn khổ triển khai các hoạt động của dự án Các Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh (Dự án GIC) tỉnh An Giang do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) tài trợ. Thời gian qua, dự án GIC tập trung vào Phát triển năng lực của nông dân và các cố vấn nông nghiệp bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo như: Lớp học kinh doanh cho Nông dân (FBS), gói đào tạo SRP và Phát triển năng lực hợp tác xã. Ngoài ra, Ban quản lý dự án GIC Việt Nam còn hỗ trợ máy đảo phân hữu cơ rơm rạ cho HTX để tận dụng, tái sử dụng nguồn phụ phẩm trong chuỗi giá trị lúa gạo. Mô hình máy đảo phân hữu cơ rơm rạ mới là một hướng tiếp cận triển vọng cho việc phân hủy rơm rạ, sản xuất phân hữu cơ giúp nông dân, hợp tác xã giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Hơn nữa, nguồn phân hữu cơ thể sử dụng trong việc sản xuất rau quả, trồng xoài trong mô hình kinh doanh trang trại (F2F) tại tỉnh An Giang.

Nối tiếp các hoạt động, ngày 05/6/2023 tại HTX Phú Thạnh- huyện Phú Tân, Ban Quản Lý Dự án Các Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh (Ban Quản lý dự án GIC) tỉnh An Giang phối hợp với Văn phòng GIZ Hà Nội và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã tổ chức tập huấn sản xuất phân hữu cơ từ rơm, sử dụng máy đảo phân và xây dựng mô hình kinh doanh hợp tác xã; với sự hướng dẫn, chia sẻ của các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế, Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn cùng với sự tham gia của các đơn vị hỗ trợ kỹ Thuật - trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, đại diện các HTX Phú Thạnh, HTX Vĩnh Bình, HTX Lộc Phát 1và HTX Tây Phú.

Tại buổi tập huấn, các HTX được hướng dẫn quy trình kỹ thuật làm phân hữu cơ từ rơm, hỗ trợ xây dựng mô hình kinh doanh; hướng dẫn kỹ thuật vận hành máy đảo phân,... kết hợp thực hành thực tế tại HTX Phú Thạnh- huyện Phú Tân. Qua đó đã mang đến cho các học viên các kiến thức hữu ích về nền nông nghiệp hữu cơ, tận dụng được nguồn phụ phế phẩm từ rơm rạ để sản xuất phân bón hữu cơ cung cấp lại cho đất, giải quyết được tình trạng đốt đồng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái đồng ruộng... Đồng thời là cơ sở từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân trong quá trình canh tác truyền thống sang canh tác lúa theo hướng hữu cơ, quá đó góp phần làm giảm lượng phát thải cacbon (một trong những loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính) giúp bảo vệ môi trường, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Nguyễn Vũ Linh - Ban Quản lý Dự án GIC tỉnh An Giang