CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Thủy sản

Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp

08:00 04/08/2017

Tiếp cận thị trường mục tiêu và rà soát kế hoạch phát triển xuất khẩu trước hết cần xác định các thách thức, cơ hội nhằm tìm ra giải pháp phát triển bền vững cho ngành hàng cá tra Việt Nam. Do vậy, Vào ngày 27/7/2017, tại thành phố Cần Thơ, Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Tiếp cận thị trường mục tiêu và rà soát kế hoạch phát triển xuất khẩu cho ngành cá tra Việt Nam”.

 

Cá Tra Việt Nam qua các năm

Cách nay 20 năm, cá tra là loài cá có giá trị thấp, được dùng làm thức ăn cho người nghèo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay, cá tra là một hiện tượng đặc biệt của ngành thủy sản Việt Nam và thế giới, với sản lượng tăng nhanh (đạt 1,3 triệu tấn), là loài cá nuôi nước ngọt có kim ngạch xuất khẩu lớn (đạt khoảng 1,8 tỷ USD/năm). Chính phủ Việt Nam  đã có Chương trình Quốc gia Phát triển Sản xuất và Tiêu thụ cá tra (2010 – 2020). Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành 2 nghị định về sản xuất và tiêu thụ cá tra (số 36/2014/NĐ-CP và số 55/2017/NĐ-CP). Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của cá Tra Việt Nam, tổ chức FAO đã tiến hành thống kế và công bố hằng năm cho cá tra (Pangasius) như một ngành hàng riêng biệt. Từ đó cuộc chiến cá Tra Việt Nam và cá Nheo Mỹ kéo dài dai dẳng và gay cấn đến nay.

 

Xét giai đoạn từ 2001 – 2012, chỉ trong 12 năm cá tra Việt Nam đã : (1) Diện tích nuôi tăng gấp 5 lần, đạt 6.000 ha; Sản lượng cá nguyên liệu tăng gấp 35 lần, đạt 1, 35 triệu tấn (năm 2008); Sản lượng xuất khẩu tăng 40 lần, đạt 660 ngàn tấn (năm 2008); Giá trị xuất khẩu tăng 45 lần và thị trường xuất khẩu tăng lên 136 nước và vùng lãnh thổ. Cá tra Việt Nam là sản phẩm thủy sản có trình độ liên kết dọc cao nhất trong toàn chuỗi giá trị. Nhưng cá Tra cũng là sản phẩm thủy sản có biến động lớn nhất và từ năm 2008 đã bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng.

 

Các vấn đề cần quan tâm trong nuôi trồng và chế biến xuất khẩu cá tra

Về Nuôi trồng:

- Chất lượng cá giống ngày càng thấp.

- Chi phí đầu vào tăng cao, nhất là thức ăn và con giống.

- Hiệu quả của người nuôi và toàn chuỗi sản xuất bị co hẹp.

- Nghề nuôi cá tra thiếu vốn nghiêm trọng (chu kỳ vay và chu kỳ sản xuất chưa phù hợp).

- Mất cân bằng cung cầu do chưa quản lý được sản lượng nuôi.

- Nhiều trang trại dụng các tiêu chuẩn BAP, GlobalGAP, ASC, … Nhưng càng ngày có nhiều trang trại treo ao.

 

Về chế biến xuất khẩu:

- Toàn vùng ĐBSCL có trên 100 nhà máy chế biến cá tra. Tất cả các nah2 máy đều đạt tiêu chuẩn quốc gia, bao gồm GMP, SSOP, HACCP, … Phần lớn các nhà máy được cấp cod để xuất khẩu sang Châu Âu.

- Tổng công suất thiết kế trên 2,4 triệu tấn nguyên liệu. Hệ số sử dụng công suất ngày càng giảm, năm 2012 dưới 50%.

- Tổng lượng phile đông lạnh khoảng 600.000 tấn, nhưng tỉ trọng sản phẩm GTGT chỉ đạt dưới 1%, thấp nhất trong các nhóm sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

- Ngoài ra, Hệ thống các nhà máy chế biến phụ phẩm công nghệ cũ, hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy chế biến quá tải,… ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

 

Các thách thức cần quan tâm

Về sản xuất:

-  Quy hoạch nuôi và kiểm soát sản lượng nuôi,

-  Chất lượng cá bố mẹ và cá giống ngày càng giảm,

-  Công tác quản lý dịch bệnh và viêc sử dụng hóa chất kháng sinh,

-  Xử lý nước cấp, thoát và bùn đáy ao; sử dụng bùn đáy ao,

-  Quản lý giám sát môi trường nước và đất,

-  Sự phát triển các chuỗi liên kết dọc và liên kết ngang trong sản xuất,

-  Nguồn vốn và chu kỳ cung ứng vốn cho trang trại, doanh nghiệp.

 

Về chế biến xuất khẩu:

-  Cạnh tranh và xu hướng giảm giá trị trên thị trường quốc tế,

-  Các quy định ngày càng chặt chẻ về ATTP của thế giới.

-  Vụ kiện chống bán phá giá và đạo luật Farm Bill áp dụng từ 02/8/2017,

-  Tính minh bạch về chất lượng sản phẩm,

-  Hạn chế vai trò chính sách của thương lái trung gian,

-  Các chiến dịch truyền thông bôi bẩn hình ảnh cá tra Việt Nam,

-  Thiếu kênh phân phối cho sản phẩm cá tra GTGT (sản phẩm chế biến sâu),

-  Xây dựng và quảng bá hình ảnh và thương hiệu cá tra Việt Nam.

 

Những nguy cơ trong ngành hàng cá tra

- Thiếu cơ chế kiểm soát sản lượng,

- Chất lượng cá giống ngày càng suy giảm nghiêm trọng

- Canh tranh nội bộ về giá, thiếu minh bạch về chất lượng,

- Sản phẩm được bán chủ yếu qua thương lái trung gian,

- Chưa có thương hiệu quốc gia cho ngành hàng cá Tra,

- Sự đơn điệu của sản phẩm, giá thấp, chưa có sản phẩm chế biến chuyên sâu.

 

Các giải pháp để phát triển bền vững ngành hàng cá tra

- Kiểm soát nguồn gốc và chất lượng cá giống: (1) Thành lập Trung tâm Cá Bố Mẹ Quốc gia; Chỉ cá Tra bố mẹ được kiểm soát mới cho sinh sản; Hàng năm có chương trình lai tạo để tuyển chọn giống; (2) Thiết lập quy chuẩn quốc gia về cá giống; Trại giống đạt chuẩn mới được sản xuất, cá giống dạt chuẩn mới được bán thả nuôi; Hỗ trợ lập các cơ sở ương giống đạt chuẩn công nghệ hiện đại; Cá giống phải được kiểm tra và tiêm vác xin trước khi xuất bán.

- Kiểm soát sản lượng nuôi: (1) Cần áp dụng cơ chế xác định, phân bổ và kiểm soát hạn ngạch sản lượng nuôi cá tra hàng năm; Căn cứ tình hình thị trường, Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh ĐBSCL, Vasep, Hiệp hội cá tra Việt Nam và Hiệp hội thủy sản các tỉnh xác định tổng sản lượng cá tra năm sau và thống nhất phân bổ quota cho từng tỉnh; (2) UBND tỉnh cùng với Hiệp hội Thủy sản tỉnh phân bổ quota sản lượng nuôi cá tra cho từng trại nuôi cá tra và chịu trách nhiệm kiểm soát việc thực hiện quota có chế tài xử phạt rõ ràng; (3) Phân bổ quota theo nguyên tắc công khai và đồng thuận giữa các chủ thể của cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi đạt chuẩn, không thực hiện cơ chế xin cho; (4) Quản lý theo chuỗi sản xuất cá tra, bắt đầu từ khâu giống; Chỉ cấp quota cho các trại nuôi đủ điều kiện, đã đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đủ điều nuôi theo qui định; (5) Mỗi lô cá nuôi phải có hồ sơ xuất xứ hợp pháp và doanh nghiệp phải cung cấp hồ sơ xuất xứ cá tra nguyên liệu.

- Xây dựng đầu mối dịch vụ xuất khẩu cá tra: (1) Áp dụng nguyên lý: Một người bán, vạn người mua. Cần thí điểm một đầu mối dịch vụ xuất khẩu cá tra sang EU, rút kinh nghiệm mở rộng sang thị trường khác; (2) Đầu mối dịch vụ xuất khẩu đảm nhiệm các khâu: dịch vụ đại lý, vận chuyển, logistic, kho ngoại quan, bán đấu giá điện tử (xây dựng nguyên tắc thị trường định giá), phân phối đến tay khách hàng và dịch vụ đại lý thanh toán.

- Xây dựng Trung tâm Phân phối Cá Tra Việt Nam tại EU: Tập hợp sản lượng của các doanh nghiệp vào một đầu mối. Đại diện cho cộng đồng, tổ chức bán đấu giá điện tử cá tra Việt Nam qua một kênh thống nhất.

- Xây dựng quỹ Phát triển Xuất khẩu Cá Tra:(1) Thu phí phát triển thị trường xuất khẩu cá tra tạo nguồn tài chính tập trung, phục vụ cho: Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại; Chi phí cho các vụ kiện thương mại; Đấu tranh với các rào cản phi thuế quan; Hỗ trợ các hoạt động phát triển KHCN ngành hàng cá Tra; (2) Phí và mức phí do người người tiêu dùng chi trả. Quỹ này đã được các nước NaUy, ChiLê, … áp dụng rất có hiệu quả.

 

Phương Tuấn

Chi cục Thủy sản An Giang