CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Mô hình hiệu quả

Nuôi cá điêu hồng theo VietGAP

08:00 01/02/2018

Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông An Giang được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cơ sở “Xây dựng mô hình nuôi cá điêu hồng (Oreochromis.sp) giống Ecuador trong lồng bè theo quy trình VietGAP tại làng bè xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, An Giang”.

 

Nhiệm vụ này được thực hiện từ tháng 5/2017 đến tháng 11/2017 tại xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên tỉnh An Giang. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng thích ứng và hiệu quả kinh tế của cá điêu hồng nguồn gốc Ecuador nuôi trong lồng bè theo hướng VietGAP tại An Giang với các chỉ tiêu cần đạt là kích cỡ thu hoạch lớn hơn 500 gam/con sau 6 tháng nuôi, tỷ lệ sống lớn hơn 70%, năng suất nuôi lớn hơn 35kg/m3, hệ số chuyển hóa thức ăn < 1,7.

 

Mô hình cứu được bố trí làm 2 nghiệm thức, nghiệm thức 1 nuôi từ con giống có nguồn gốc Ecuador, nghiệm thức 2 nuôi từ con giống thường. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Các yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, Oxy), tốc tộ tăng trưởng của cá, tỷ lệ sống, hệ số chuyển hóa thức ăn, năng suất, hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức.

 

Kết quả nghiên cứu ghi nhận được trong quá trình thí nghiệm sau 6 tháng nuôi như sau: Các yếu tố môi trường nhiệt độ 26,220C - 30,580C; pH 6,32-7,26; O2:4,66-5,70mg/l đều nằm trong giới hạn cho phép sinh trưởng và phát triển của cá. Kích cỡ thu hoạch, tỷ lệ sống, FCR, năng suất giữa nuôi cá Ecuador và cá thường là không khác biệt trong quá trình nuôi và đạt cao so với mục tiêu nghiên cứu của nhiệm vụ lần lượt là 13,08%, 15,51%, 7,65%, 19,66%. Cá điêu hồng có nguồn gốc từ Ecuador hoàn toàn thích nghi với điều kiện nuôi thương phẩm trong lồng bè tại An Giang. Tỷ lệ nuôi sống của cá điêu hồng trong các thí nghiệm chiếm tỷ lệ rất cao trên 80%, trong khi ở điều kiện thực tế ngoài mô hình, tỷ lệ nuôi sống của cá điêu hồng chỉ đạt 70% đồng thời cá điêu hồng có nguồn gốc từ Ecuador có màu sắc được người tiêu dung ưa chuộng như màu hồng phấn, ít đốm đen…

 

Ngay buổi tổng kết nhiệm vụ tại địa điểm thực hiện mô hình đa phần nông dân rất quan tâm đến mô hình nuôi này, nhiều ý kiến thắc mắc của bà con tập trung ở khâu con giống như địa điểm bán, kích cỡ cá giống và giá bán của loài cá giống này so với cá giống thường có khác biệt như thế nào…? Các ý kiến đều được chủ nhiệm nhiệm vụ giải đáp rất cụ thể và nhiệt tình.

 

Do đó để nhận rộng mô hình này đòi hỏi các ngành chức năng cần quan tâm hơn đến việc quy hoạch vùng sản xuất nguồn giống này để cung ứng cho bà con nông dân nuôi cá thương phẩm. Bên cạnh đó cần có các chính sách hỗ trợ cho các hộ nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP để góp phần giúp người nuôi yên tâm sản xuất, phát triển nghề nuôi cá điều hồng một cách bền vững.

 

Ngô Tuấn Tính