CỔNG THÔNG TIN SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG
nông nghiệp an giang
Cây thuốc nam

Tác dụng chữa bệnh của bằng lăng

09:02 14/11/2018

Cây bằng lăng không còn lạ lẫm với chúng ta, nhất là vùng miềm Tây Nam bộ. Một loài cây với hoa màu tim tím, nở vào mùa hè. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ biết tới bằng lăng là cây bóng mát, cây gỗ, chí ít, lá dùng ăn bánh xèo tăng thêm phần khoái khẩu mà ít biết đến bằng lăng cũng là một cây thuốc quý, trị được nhiều chứng bệnh từ thông thường đến nan y. Đây được xem là một thần dược mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Cây bằng lăng còn được gọi là bằng lang, kwer (dân tộc Tây Nguyên), thao lao, truol (Rađê, Tây Nguyên). Tên khoa học là Lagerstroemia calyculata Kurz, thuộc họ Tử vi Lythraceae. Cây gỗ cao 30-35m, thân gỗcó đường kính 40-80cm, cành mảnh khảnh, hoa màu tím, mọc hoang dại hầu như ở khắp nước ta.

Theo kinh nghiệm dân gian,  cây bằng lăng có rất nhiều công dụng làm thuốc tùy theo từng bộ phận. Vỏ cây và lá nấu uống, chữa bệnh tiêu chảy. Hoa dùng để chữa tiêu chảy đồng thời có tác dụng lợi tiểu rất có ích đối với người có bệnh về bàng quang. Hạt có tác dụng an thần, gây ngu. Trái dùng để đắp ngoài trị những tổn thương loét đau ở miệng. Vỏ cây còn có tác dụng như thuốc nhuận tràng tự nhiên chữa bệnh táo bón. Lá bằng lăng chữa bệnh tiểu đường.

- Chữa bệnh tiểu đường:Một trong những ứng dụng y học phổ biến của loài cây này là việc sử dụng lá của nó để chữa trị bệnh tiểu đường.  Các nhà khoa học đã tìm ra rằng axit corosolic chứa nhiều trong lá bằng lăng có khả năng làm giảm mức đường huyết khi nó vượt quá mức cho phép tương tự như tác dụng của insulin.

Phân tích ra cứ mỗi 20g lá và 50 trái khô trong 100ml nước có tác dụng tương đương với 6 - 7,7 đơn vị insulin. Tuy nhiên, tác dụng hạ đường huyết tốt nhất là ở trái già và lá già của cây bằng lăng, còn lá non và hoa cũng có tác dụng nhưng chỉ có hiệu lực bằng 70% so với lá già và quả già.

Cách làm: Hãm như trà: 50g lá già hoặc 50g trái  khô hãm với 0,5 lít nước sôi. Uống ngày 4 - 6 cốc mỗi ngày để phòng và chữa bệnh tiểu đường.

-  Chữa nấm ngoài da, hắc lào: Theo kinh nghiệm nhân dân, Bằng lăng được áp dụng chữa bệnh nấm ngoài da (dùng cồn săng lẻ 30%) bôi lên nơi tổn thương, ngày 2 lần, kết quả thu được rõ hơn là dùng cồn chút chít và bạch hạc.

- Điều trị lỵ trực khuẩn: Ngày uống từ 10-15 viên, mỗi viên tương đương với 1,5g dược liệu khô. Thời gian hết khuẩn Shigilla ngắn hơn so với dùng cloroxit hay ganidan. Thời gian điều trị 10-15 ngày. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi dùng với liều 3-6 viên/ngày. Dùng liền 5-7 ngày.

- Điều trị bỏng: Dùng cao lỏng Bằng lăng hâm nóng thì tạo thành màng tốt dai bóng bám chắc vết thương nhưng vẫn gây xót. Nếu dùng bột Bằng lăng thì dễ nứt nẻ, bột bám không chắc bằng cao.

- Bệnh thừa cân, béo phì: Thành phần acid corosolic ngoài việc giảm đường huyết còn được chứng minh là giúp làm giảm béo phì, ngăn cản sự dồn đọng carbonhydrate đồng thời làm giảm sự hình thành mỡ.

- Bệnh gout: Trong lá bằng lăng còn chứa valoneic acid dilactone (VAD) được sử dụng như chất ức chế xanthine oxidase làm giảm acid uric trong bệnh gout. Dịch chiết từ lá bằng lăng được chứng minh có tác dụng đối với bệnh gout tốt hơn thuốc.

- Bệnh đường tiết niệu: Sử dụng lá bằng lăng già đun sôi trong nước và uống thay trà để có tác dụng này.

 

Quang Hiển (st)