số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
2
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nông nghiệp An Giang
1
2
Ông Lê Hoàng Tâm (Phó Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0919.199.392
Email: lhtam@angiang.gov.vn
09:50 28/12/2020
Trước tình hình thiếu nhân công lao động trong sản xuất nông nghiệp, nên giá cả cho việc cấy lúa bằng tay khá cao, đặc biệt là khâu làm giống. Ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa là một trong những giải pháp giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí, tạo bước đột phá về năng suất, đặc biệt tăng cường sử dụng hạt giống chất lượng - giống xác nhận, nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân, đó cũng là một trong những chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT đang hướng đến.
Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang đã triển khai Dự án Khuyến nông Trung ương “Ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh ĐBSCL”, dự án đã hỗ trợ đầu tư 50% giá trị của 02 bộ thiết bị máy cấy (gồm máy gieo hạt, máy cấy và hệ thống khay) cho nhóm hộ nông dân làm dịch vụ tại huyện Châu Phú và thực hiện mô hình trình diễn ứng dụng mạ khay để cấy lúa bằng máy với tổng diện tích 100ha tại 3 huyện Châu Thành, Thoại Sơn và Tri Tôn trình diễn trong vụ Thu Đông 2020 và Đông Xuân 2020-2021.
Theo Trung tâm Khuyến nông An Giang, nông dân tham gia mô hình trình diễn cấy máy được hỗ trợ 50% lượng giống gieo sạ, tương ứng 25kg giống/ha, giống lúa được nông dân sử dụng là DS1, Jasmine 85, cấp giống xác nhận. Trong quá trình thực hiện, cán bộ khuyến nông còn tổ chức tập huấn kỹ thuật đến hộ nông dân trên địa bàn cùng nông dân thăm đồng và hướng dẫn cũng như nhắc nhở nông dân ứng dụng đúng theo quy trình kỹ thuật. Việc ứng dụng cấy lúa bằng máy có mật độ chuẩn, theo hàng dễ kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh, nên ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, qua đó môi trường được bảo vệ.
Qua thời gian triển khai trên địa bàn, cuối vụ Thu Đông 2020 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông An Giang cùng với Trạm Khuyến nông Châu Thành đã tổ chức Hội thảo nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện để rút ra những kinh nghiệm thực tế để tiếp tục triển khai cho năm tiếp theo. Tại Hội thảo đại biểu đã được tham quan thực tế tại ruộng của hộ nông dân Dương Chí Hiếu và Trần Chí Sơn. Đông đảo các nông dân tham dự đã đánh giá cao mô hình và tâm đắc việc áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng, đặt biệt là áp dụng cấy máy điển hình như nông dân Huỳnh Bá Phước, ấp Vĩnh Phú, Vĩnh An, Châu Thành kinh nghiệm làm giống được 10 năm tâm sự: “Nghe cấy bằng máy tôi rất thích, do hiện nay lao động nông nghiệp tại địa phương không nhiều, giá nhân công tăng, nên việc cấy máy thấy phù hợp cho sản xuất, đặc biệt là làm giống” và Ông mong muốn sẽ được áp dụng trong thời gian tới. Cũng tại Hội thảo, đông đảo nông dân đặt nhiều câu hỏi như: Áp dụng cấy máy có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây lúa, sự nở chồi, cây mạ có bị ảnh hưởng khi cấy, giống ngắn ngày và dài ngày có khác thời gian trong khâu làm mạ không và cùng một số câu hỏi khác về giá cả và tính năng chiếc máy. Tất cả câu hỏi được cán bộ Khuyến nông trả lời thỏa đáng.
Thực tế cho thấy ruộng áp dụng cấy máy mang lại hiệu quả cao hơn so với gieo mạ và cấy bằng phương pháp thủ công. Nhờ cấy máy nông dân đã có lợi nhuận cao hơn từ 10 - 12% so với phương pháp cấy thủ công. Ngoài ra, nông dân còn an tâm đầu ra cho sản phẩm do được ký hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp. Áp dụng cấy máy, anh Trần Chí Sơn tại xã Vĩnh Bình, Châu Thành đã thực hiện ở vụ Thu Đông vừa qua cho biết: Tôi áp dụng cấy máy hết diện tích 10ha, qua thời gian thực hiện nhận thấy lúa bén rễ nhanh, nở bụi nhiều hơn và đặt biệt là dễ chăm sóc. Theo kinh nghiệm anh Sơn áp dụng cơ giới hóa trong đồng ruộng, trong đó cấy máy năng suất lúa cao hơn so với phương pháp cấy lúa thông thường, nên lợi nhuận cũng cao so với cách làm truyền thống và cấy máy sẽ rút ngắn thời gian lúa trên đồng hơn.
Trong sản xuất lúa giống, áp dụng cấy máy còn giúp hộ dân dễ dàng ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, điển hình như nông dân Lê Văn Phương, xã An Bình, huyện Thoại Sơn thực hiện cấy máy với diện tích 50 ha, sử dụng giống Jamine 85 trong vụ vừa qua, anh Sơn chia sẻ: Tôi rất thích cấy bằng máy bởi vì lúa sẽ đều và thẳng hàng, nên dễ chăm sóc hơn so với cách cấy thủ công. Bên cạnh đó, cấy máy lúa cứng cây, ít đỗ ngã nên lúa đẹp, sáng bóng hơn, vì vậy công ty đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với mức giá khá cao 7.800đ/kg, nên lợi nhuận anh Phương thu được từ 22 - 25 triệu đồng/ha, cao hơn so với cấy thông thường. Ý nghĩa hơn, vụ Đông Xuân 2020-2021 tới đã được công ty tiếp tục đặt hàng bao tiêu sản phẩm đầu ra và anh Phương cũng tiếp tục duy trì ứng dụng cấy máy vào ruộng lúa của mình.
Cấy máy sẽ giảm chi phí, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất giống lúa, anh Dương Chí Hiếu, ấp Vĩnh Thọ, Vĩnh Bình, Châu Thành với diện tích 8 ha anh bộc bạch: chi phí cấy máy mỗi ha khoảng 4,3 triệu/ha trong khi cấy theo phương pháp truyền thống từ 5,0 - 5,3 triệu/ha, có lúc nhân công cấy tập trung không đủ số lượng. Qua đó, mỗi ha cấy máy người nông dân giảm chi phí từ 700 ngàn - 1 triệu đồng/ha so với phương pháp cấy thủ công và cấy máy cho năng suất cao và cho ra sản phẩm đẹp dễ dàng được công ty bao tiêu với giá cao.
Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông An Giang - Huỳnh Đào Nguyên mong muốn mang lại từ Dự án được triển khai: nông dân tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng, đặc biệt ứng dụng nhanh công nghệ máy cấy vào trong sản xuất để giúp giảm lượng giống gieo sạ, tăng sử dụng giống lúa chất lượng cao, giống xác nhận, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Qua đó sẽ giảm tác hại đến môi trường, sức khỏe cho con người và góp phần nâng cao mức sống cho nông dân.
Ngoài ra, các cán bộ trực tiếp tham gia Dự án, đặc biệt là cán bộ khuyến nông được nâng tầm kỹ năng trong công tác khuyến nông, thích ứng với trào lưu công nghệ kỹ thuật mới, đặc biệt là trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay. Bên cạnh đó bà Nguyên cũng mong muốn khi kết thúc Dự án, hình thành được nhóm nông dân làm dịch vụ cấy máy và nông dân trồng lúa giống sẽ áp dụng lan tỏa cơ giới hóa trong khâu cấy.
Song song đó, bà Nguyên cũng thông tin trong năm 2021 trong chương trình, Dự án sẽ tiếp hỗ trợ 50% lượng giống làm mô hình cũng như hỗ trợ đầu tư máy cấy cho các hộ nông dân có nhu cầu áp dụng trên ruộng lúa mình hoặc làm dịch vụ kinh doanh.
|
Trang Nghiêm - Trung tâm Khuyến nông An Giang