Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Trồng trọt - BVTV
 
Tỷ lệ ra hoa và năng suất xoài 3 màu khi xử lý Uniconazole tại huyện Chợ Mới (20/04/2019)

Huyện Chợ Mới của tỉnh An Giang là một huyện nông nghiệp với cây trồng chủ lực là cây lúa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhận thấy được hiệu quả của việc chuyển đổi cây trồng và vật nuôi, người nông dân ở Cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới đã dần chuyển hẳn sang trồng các loại cây ăn trái và hoa màu. Trong đó, cây xoài Đài Loan hay còn được gọi là xoài Ba màu được nông dân chuyển đổi với diện tích lớn khoảng trên 4.347ha (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới, 2016).

Hiện nay, xử lý ra hoa xoài Ba màu ở 3 xã cù lao Giêng của huyện Chợ Mới dựa vào sử dụng chất kích thích Paclobutrazol (PBZ) là chủ yếu. Để tránh nguy cơ PBZ lưu tồn trong đất ở các vùng chuyên canh xoài và nghiên cứu tính năng nhằm so sánh hiệu quả khi xử lý ra hoa trên cây xoài bằng Uniconazole (UCZ) để thay thế dần PBZ nên chúng tôi thực hiện chuyên đề “Tỷ lệ ra hoa và năng suất xoài Ba màu khi xử lý ra hoa bằng Uniconazole so với Paclobutrazol vụ nghịch 2017 tại cù lao Giêng, huyện Chợ Mới”.

Ở mỗi xã thí nghiệm bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại (mỗi khối là một liếp). Các nghiệm thức được thực hiện như sau:

Nghiệm thức 1: (Bón phân vô cơ + hữu cơ) + xử lý ra hoa phun bằng hóa chất Uniconazole.

Nghiệm thức 2: (Bón phân vô cơ + hữu cơ) + xử lý ra hoa đổ gốc bằng hóa chất Paclobutrazol.

Nghiệm thức 3: (Bón phân vô cơ) + đổ gốc bằng hóa chất Paclobutrazol (đối chứng)

 

1. Tỷ lệ (%) ra hoa/chồi của xoài Ba màu khi xử lý ra hoa bằng Uniconazole so với Paclobutrazol tại cù lao Giêng, huyện Chợ Mới

Xã Tấn Mỹ: Kết quả thí nghiệm ở vườn xoài xã Tấn Mỹ trên cây xoài 7 – 8 năm tuổi có tỷ lệ (%) ra hoa/chồi của nghiệm thức 1 (bón phân vô cơ + hữu cơ) kết hợp xử lý phun UCZ là 17,56% thấp hơn so với nghiệm thức 2 (bón phân vô cơ + hữu cơ) và nghiệm thức 3 (ĐC) xử lý đổ gốc PBZ dao động từ 48,53 đến 51,53%. Vậy khả năng sử dụng phun UCZ thì hiệu quả cho tỷ lệ ra hoa xoài thấp hơn từ 30,97 đến 33,97% so với xử lý đổ gốc bằng PBZ.

Xã Mỹ Hiệp: Thí nghiệm ở vườn xoài xã Mỹ Hiệp trên cây xoài 16 – 17 năm tuổi ở nghiệm thức 1 (bón phân vô cơ + hữu cơ và xử lý phun UCZ) có tỷ lệ ra hoa trên chồi là 16,16% thấp hơn ở nghiệm thức 2 và 3 (xử lý đổ gốc bằng PBZ) là 61,43 và 74,20%. Sử dụng phun UCZ trên xoài ở nghiệm thức 1 có tỷ lệ ra hoa/chồi thấp hơn từ 45,27 đến 58,04% so với nghiệm thức 2 và 3.

Xã Bình Phước Xuân: Vườn xoài xã Bình Phước Xuân thí nghiệm trên cây xoài 4 – 5 năm tuổi có tỷ lệ ra hoa khi xử lý phun UCZ ở nghiệm thức 1 (bón phân vô cơ + hữu cơ và xử lý UCZ) thấp nhất với 9,13% ra hoa/chồi, kế đến ở nghiệm thức 2 (bón phân vô cơ + hữu cơ và đổ gốc PBZ) với tỷ lệ 19,5%, cao nhất ở nghiệm thức 3 (bón phân vô cơ + đổ gốc PBZ) là 26,56%. Vậy tỷ lệ ra hoa/chồi ở nghiệm thức 1 thấp hơn từ 10,37 đến 17,43% so với nghiệm thức 2 và 3.

Tóm lại, kết quả thí nghiệm ở 03 vườn của 03 xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân cho thấy khi ứng dụng biện pháp xử lý ra hoa bằng phun UCZ trên cây xoài cho tỷ lệ (%) ra hoa/chồi thấp hơn so với đổ xung quanh gốc xoài bằng PBZ từ 10,37% đến 58,04%.

Xã Tấn Mỹ: Nghiệm thức 1 năng suất trung bình là 8,93 kg/cây thấp hơn so với nghiệm thức 2 và 3 là 6 kg/cây.

Xã Mỹ Hiệp: Nghiệm thức 2 và 3, năng suất cao gấp 2,1 lần so với năng suất ở nghiệm thức 1. Cụ thể nghiệm thức 1 xử lý ra hoa phun UCZ có năng suất là 12,56 kg/cây và nghiệm thức 3 đổ gốc bằng PBZ cao nhất là 26,96 kg/cây.

Xã Bình Phước Xuân: Năng suất ở nghiệm thức 1 là 5,53 kg/cây, thấp hơn so với nghiệm thức 2 và 3 từ 8,23 đến 9,27 kg/cây.

Tóm lại, sử dụng UCZ phun trên cây xoài để xử lý ra hoa so với đổ quanh gốc bằng PBZ có năng suất thấp hơn trung bình từ 6 kg/cây đến 26,96kg/cây ở cả 3 vườn thí nghiệm trên cù lao Giêng, huyện Chợ Mới vụ nghịch 2017.   

Nhận định chung về bình quân tỷ lệ ra hoa/chồi, số trái trên cây và năng suất của cả 03 nghiệm thức ở 03 vườn thí nghiệm cho thấy thấp hơn so với vụ trước (vụ trước: ở Tấn Mỹ 30 kg/cây, Mỹ Hiệp 43 kg/cây, Bình Phước Xuân 27 kg/cây). Điều này cũng phù hợp với kết luận của Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) là xoài ra trái cách năm – cách vụ (năm trúng mùa, năm thất mùa), cây xoài bị kiệt sức do có tỷ lệ đậu trái quá nhiều hoặc cho năng suất cao trong năm trước sẽ làm giảm khả năng đâm chồi và phân hóa mầm hoa ở năm tiếp theo.

 

Xem chi tiết Chuyên đề:

Tỷ lệ ra hoa và năng suất xoài 3 màu khi xử lý ra hoa bằng Uniconazole so với Paclobutrazol vụ nghịch 2017 tại Cù lao Giêng, huyện Chợ Mới

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011. Giáo trình cây ăn trái. NXB. Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Đình Thi, Đoàn Thị Hồng Cam, Lê Diệu Tâm (2009). Nghiên cứu ảnh hưởng của Paclobutrazol đến sinh trưởng và năng suất của cây ăn trái và cây lúa. Tạp chí khoa học Trường Đại học Nông Lâm Huế, Số 18 (52). Trang 127-134.

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Mới (2016). Báo cáo tình hình hoạt động tháng 05 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 06 năm 2016.

Tukey, L.D. (1989). Uniconazole – A new triazole growth regulant for apple   (Abstract). Acta Hortic. 239, 249-252. http://www.actahort.org/books/239/239_34.htm.

Trần Thượng Tuấn, Lê Thanh Phong, Dương Minh, Trần Văn Hòa và Nguyễn Bảo Vệ (1997). Cây ăn trái Đồng Bằng Sông Cửu Long (Tập 2).

Trần Văn Hâu (2005). Giáo trình môn xử lý ra hoa. Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ.

Zhang, M., L. Duan, X. Tian, Z.He, J. Li, B. Wang and Z. Li, 2006. Uniconazole induced tolerance of soybean to water deficit stress in relation to changes in photosynthesis, hormones and antioxidant system. J. Plant Physiology, 164(6): 709-717.

 

Ths. Nguyễn Trung Thành
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang

 

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....