Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Tái cơ cấu nông nghiệp
 
An Giang ưu tiên việc tiêu thụ nông sản trong tình hình phòng chống dịch Covid-19 (31/07/2021)

Phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên hàng đầu trong tình hình diễn biến phức tạp như hiện nay. Thời điểm này, toàn tỉnh An Giang đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, nhằm kiểm soát tốt hơn bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân nên nâng mức mức phòng dịch cao hơn theo đó từ 18h đến 5h sáng hôm sau, tất cả người dân trên địa bàn tỉnh An Giang không được phép ra đường trừ một vài trường hợp cần thiết. Do đó việc thương lái thu mua, vận chuyển nông, thủy sản cũng như các người dân tham gia tại lò giết mổ heo, gà đang gặp một số khó khăn. Ngày 28/7/2021, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, Trương Kiến Thọ đã chủ trì cuộc họp trực tuyến tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trên.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, đến nay toàn tỉnh đã thu hoạch được gần 70 ngàn ha, đạt khoảng 30% diện tích xuống giống. Rau màu thu hoạch trên 10 ngàn ha, đạt 60% diện tích xuống giống. Tình hình liên kết, tiêu thụ nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh đến nay có 12 doanh nghiệp, công ty thực hiện với diện tích trên 15 nghìn ha, tình hình tiêu thụ lúa, nếp vụ Hè Thu 2021 khá tốt, không xảy ra hiện tượng tồn đọng hàng hóa, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh nên việc vận chuyển lưu thông hàng hóa còn gặp khó khăn nên lúa trên đồng thu hoạch chậm. Về rau, màu đã liên kết sản xuất với diện tích là 85,7 ha, riêng một số huyện vẫn còn một số mặt hàng khó tiêu thụ, giảm thấp như dưa leo, cải, sen, chanh, đậu nành rau, khoai mì và các loại thủy sản như nàng hai, cá vồ đém, cá sặc rằn và trứng gia cầm vẫn chưa có thương lái thu mua do thực hiện giãn cách xã hội nâng mức phòng dịch cao hơn.

Tại cuộc họp, các đại biểu cũng trao đổi, thông tin khi thương lái thu mua nông sản cũng như các người dân tham gia tại lò giết mổ đang gặp khó khăn đi lại sau 18 giờ đến hết 5 giờ sáng hôm sau. Qua đó, địa phương cũng đề xuất với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang hỗ trợ địa phương có giải pháp nhằm tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh hiện nay, giới thiệu doanh nghiệp, thương lái thu mua nông sản tiếp cho nông dân để không tồn động. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ xử lý nhanh các tình huống xe vận chuyển nông sản qua các chốt kiểm dịch, nhưng đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh.

Với những đề xuất trên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, Trương Kiến Thọ đã chỉ đạo các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế huyện, thị, thành phố và các đơn vị trực thuộc, chống dịch là phải ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ cấp bách và theo dõi sát tình hình dịch bệnh, giải quyết nhanh không để tình trạng ứ đọng nông sản. Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ có văn bản tham mưu với UBND tỉnh, vận động các doanh nghiệp hỗ trợ một số mẫu test nhanh Covid-19 đến địa phương phục vụ cho thương lái đến thu mua nông sản cũng như những người lao động trên địa bàn huyện nhằm phục vụ chống dịch một cách tốt nhất. Dự kiến đến cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2021, nông dân thu hoạch lúa rộ, vì vậy địa phương cần bám sát, kiểm tra số lượng máy cắt nếu chưa đáp ứng đủ lượng máy phục vụ trong thu hoạch, liên hệ đến địa phương lân cận để nhằm giải quyết kịp thời cho nông dân thu hoạch dứt điểm vụ lúa Hè Thu, đồng thời báo cáo nhanh tiến độ để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc thu hoạch cũng như tiêu thụ nông thủy sản.

Ngoài ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật nhanh chống tham mưu lịch xuống giống vụ lúa Thu Đông kịp thời trong tình hình dịch Covid-19 để không bị gián đoạn. Các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ liên hệ doanh nghiệp, khách hàng tiêu thụ nông sản tồn động, đồng thời tạo điều kiện cho người, phương tiện vận chuyển nông sản của tỉnh đi qua địa bàn, đến nơi tiêu thụ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Đối với chăn nuôi vịt chạy đồng, cần thực hiện nghiêm sự cách ly huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó là biện pháp tốt nhất. Kịp thời thông tin đến cơ quan có thẩm quyền về các trường hợp khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận chuyển tiêu thụ nông, thủy sản trong phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.

Trang Nghiêm - Trung tâm Khuyến nông An Giang

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....