Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Trồng trọt - BVTV
 
Thực trạng và định hướng phát triển nghề trồng nấm ăn hiệu quả và bền vững trên địa bàn tỉnh An Giang (09/07/2019)
An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa gạo với sản lượng lúa hàng năm khoảng 4 triệu tấn, chiếm 9% tổng sản lượng lúa cả nước và đã góp phần đáng kể cùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Riêng năm 2018, sản lượng lúa của tỉnh An Giang là 3,917 triệu tấn lúa. Song song đó, ngành công nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh cũng phát triển mạnh mẽ với hàng trăm doanh nghiệp chế biến và cơ sở xay xát, thải ra lượng trấu khoảng 800.000 tấn/năm. Đồng thời, một lượng rơm rạ khổng lồ cũng được sản sinh ra từ quá trình thu hoạch lúa tương đương 2 triệu tấn/ năm.

Từ thực trạng trên, ta có thể thấy tài nguyên sinh khối từ phụ phẩm cây lúa, cụ thể là rơm rạ và trấu tại An Giang là rất lớn. Quan trọng hơn nữa là sự cần thiết thích ứng và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này theo hướng thân thiện môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. An Giang đã sớm nhận thức về các tác động môi trường phát sinh từ quá trình canh tác, chế biến lúa và ảnh hưởng khôn lường của biến đổi khí hậu. Trước đây, do chưa có quy hoạch cụ thể, chưa xác định được rõ ràng các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường trong công tác quản lý, việc sử dụng trấu và rơm rạ vào các mục đích không phù hợp như thải ra kênh rạch hay đốt đồng đã gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí và làm lãng phí nghiêm trọng nguồn tài nguyên này. Trong những năm gần đây, việc sử dụng rơm rạ cũng dần được cải thiện và hiệu quả thông qua các mô hình sử dụng rơm tại các địa phương của tỉnh như: trồng nấm rơm, ủ rơm làm thức ăn gia súc, phủ rơm trồng hoa màu,… Một số kết quả đạt được từ nghề trồng nấm thời gian qua như sau:

Kết quả của nghề trồng nấm ăn trên địa bàn tỉnh

Diện tích, sản lượng :

Từ năm 2014 đến nay, diện tích trồng nấm ăn (chủ yếu là nấm rơm) trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên, năm 2014, diện tích 300 ha đến nay duy trì khoảng 400 ha, với kinh nghiệm sản xuất không ngừng cải tiến qua từng năm nhờ đó sản lượng tăng dần trên 3000 tấn vào năm 2014, đến năm 2018 là trên 4200 tấn, năng suất trung bình là 10 tấn/ha. 

Một số mô hình chính, kế hoach, dự án trồng nấm ăn đạt hiệu quả:

* Mô hình nuôi trồng một số loại nấm ăn ứng dụng công nghệ cao năm 2014: Năng suất nấm rơm được trồng trong nhà đạt trung bình 1,39 kg/mét mô, so với các điểm trồng ngoài trời chỉ đạt trung bình 1kg/mét mô, tăng gần 40% năng suất. Nhân rộng được 20 mô hình trồng nấm rơm trồng nhà; Đối với nấm bào ngư, thu hoạch năng suất đạt 0,393 kg/bịch phôi (tăng năng suất từ 320 - 400 gram/bịch phôi). Nhân rộng được 120 mô hình trồng nấm bào ngư; Đối với nấm mèo, năng suất đạt bình quân đạt 57,8kg nấm khô/1.000 bịch phôi.

* Thực hiện kế hoạch gói hỗ trợ kỹ thuật – tài chính – thị trường cho sản phẩm nấm giai đoạn 2015 – 2016 (theo quyết định số 1458/QĐ-UBND ngày 4/9/2014): Đã xây dựng 17 điểm trình diễn mô hình trồng nấm rơm trong nhà; 8 mô hình trồng nấm mèo; tổ chức 09 lớp tập huấn cho CBKT, KNV; 22 lớp kỹ thuật trồng nấm cho nông dân; hỗ trợ 7 máy cuốn rơm; tổ chức 15 cuộc hội thảo mô hình trình diễn trên địa bàn tỉnh có 750 nông dân tham gia; Hình thành 15 tổ hợp tác sản xuất nấm ăn tại các huyện.

* Góp phần thực hiện Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy ngày 27/6/2012 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang gia đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Trung tâm Khuyến Nông đã triển khai thử nghiệm nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong đó không thể nhắc đến mô hình trồng nấm rơm trong nhà, mô hình này đã giúp nông dân có thể kiểm soát được điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng,…) nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nấm rơm sinh trưởng và phát triển. Mô hình còn mang lại năng suất cao hơn cách làm truyền thống của nông dân – trồng nấm rơm ngoài trời từ 30-40%, hiệu quả kinh tế tăng hơn 30% so với trồng ngoài trời. Một tiến bộ mới đã được áp dụng là trồng nấm rơm bằng nguyên liệu compost - nguyên liệu compost trồng nấm rơm là hỗn hợp bao gồm rơm ủ chín và các chất dinh dưỡng hữu cơ cần thiết cho nấm phát triển. Rơm compost được xử lý bằng phương pháp công nghiệp hấp tiệt trùng nên sạch mầm bệnh, hạn chế sự nhiễm tạp và có thể rút ngắn thời gian sản xuất do không cần thực hiện khâu ủ rơm, đảo rơm và nấm thu được chất lượng tốt hơn so với phương pháp trồng nấm rơm truyền thống cần phải ủ rơm, đảo rơm.

* Một điểm mới trong kỹ thuật trồng nấm rơm là mô hình sự nghiệp năm 2019, Trung tâm đã xây dựng thành công 2/6 mô hình “trồng nấm rơm trong nhà bằng nguyên liệu rơm phối trộn với 30% nguyên liệu bông vải” tại huyện Thoại Sơn và Phú Tân. Kết quả năng suất đạt được 2,15kg/mét mô, do trồng trong nhà nên nông dân có thể kiểm soát được nhiệt độ, ẩm độ; nền xi măng nên thuận lợi trong việc vệ sinh khử trùng; nguyên liệu bông vải giữ ẩm tốt cho mô nấm, giúp tơ nấm phát triển và cho thu hoạch sớm hơn so với trồng nấm rơm hoàn toàn bằng rơm. Đây là mô hình giúp bà con nông dân có thêm sự lựa chọn trong việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu trồng nấm ngoài rơm, đặc biệt là trong mùa khô.

* Dự án nhân rộng mô hình trồng nấm rơm trong nhà bằng nguyên liệu compost:

Triển khai thực hiện từ tháng 1-10 năm 2018 tại các huyện Châu Thành, Chợ Mới, Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên. Dự án đã hỗ trợ 2 lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân,  xây dựng 15 nhà trồng nấm, mỗi nhà trồng diện tích 80 m2, chiều ngang 5 mét, dài 16 mét và chiều cao 3 mét. Mỗi nhà trồng nấm rơm thực hiện 200 bao nguyên liệu compost. Kết quả:

Năng suất nấm rơm trung bình đạt 1,24 kg/bao/20kg nguyên liệu; năng suất nấm rơm loại 1 đạt 1,08kg/bao, nấm loại 2 đạt 0,16kg/bao.

Giá bán trung bình 65.000 đồng/kg nấm loại 1 và 50.000 đồng/kg nấm loại 2 thì lợi nhuận thu được từ mô hình đạt được 5.440.000 đồng/nhà trồng/vụ. So với mô hình trồng nấm rơm ngoài trời theo cách truyền thống thì mô hình trồng nấm rơm trong nhà bằng nguyên liệu compost lợi nhuận cao hơn 77% khi thực hiện cùng diện tích. Sản phẩm nấm rơm bằng nguyên liệu compost được người tiêu dùng ưa chuộng, sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng tại các chợ địa phương.

Qua kết quả thực hiện, dự án đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động nông thôn tham gia mô hình, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, tạo ra hướng phát triển mới cho nghề trồng nấm rơm trên địa bàn tỉnh An Giang.

Nhận xét, đánh giá:

Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở ngành liên quan và các địa phương phát triển nghề trồng nấm ăn.

- Nguồn nguyên liệu rơm rạ tại địa phương dồi dào, lực lượng lao động có thể tham gia vào sản xuất nấm tại nông thôn còn nhiều.

Khó khăn:

- Mặc dù nguồn nguyên liệu (chủ yếu rơm) phục vụ trồng nấm ăn có trữ lượng lớn, tuy nhiên chưa đáp ứng về chất lượng, số lượng; thiếu hụt cụt bộ vào những thời điểm tập trung;

- Công nghệ chọn tạo, nuôi cấy giống chưa được hiện đại, chất lượng phôi nấm chưa thật sự tốt và ổn định, các cơ sở sản xuất phôi giống còn nhỏ lẻ.

- Kinh nghiệm trồng nấm ăn của người dân chưa cao, từ đó ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nấm (vệ sinh nhà trồng nấm sau các mùa vụ chưa được triệt để, chưa tuân thủ việc cách ly thời gian, không gian nhà trồng nên đã không kiểm soát được tình trạng nấm tạp, côn trùng gây hại quá trình phát triển tơ và quả thể, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất);

- Chi phí đầu tư xây dựng nhà trồng nấm rơm theo hướng công nghệ cao lớn, nông dân thiếu vốn sản xuất. Quy mô sản xuất các loại nấm đa số là nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ nấm chưa thực sự ổn định,...

Định hướng phát triển nghề trồng nấm ăn theo hướng hiệu quả và bền vững trong thời gian tới:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 9/2/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt “Chiến lược Quản lý và sử dụng năng lượng sinh khối từ chất thải cây lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh An Giang”, trong đó có mục tiêu: đến năm 2020 là cắt giảm phát thải nhà kính giảm lượng khí nhà kính là 33.601 tấn CO2/năm và 300.888 tấn CO2/năm, thông qua các biện pháp như: thu gom và sử dụng hiệu quả rơm rạ, trấu, tăng cường diện tích áp dụng chương “1 Phải 5 Giảm”, …

- Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật mới, hiệu quả cao cho người dân trồng nấm ăn. Thí điểm các điểm trình diễn mô hình trồng nấm rơm trong nhà, nấm bào ngư với các nhà với diện tích, quy mô lớn (nhà trồng từ 80 – 100 mét vuông).

- Mời gọi doanh nghiệp liên kết tham gia chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các Viện, Trường Đại học trong và ngoài tỉnh nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình trồng nấm ăn đạt hiệu quả cao. 

- Tiếp tục thực hiện quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016 của UBND tỉnh An Giang ban hành Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020.

- Nhân rộng các mô hình trồng nấm ăn đạt hiệu quả cao trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh.

- Về tín dụng: tiếp tục thực hiện Nghị định 116/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Kiến nghị, đề xuất:

 - UBND tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp liên kết tham gia chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn theo hướng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh;

- Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu các Quy trình sản xuất, chế biến và thụ nấm ăn (nấm rơm, nấm bào ngư, … ) theo hướng công nghệ cao để chuyển giao cho các địa phương áp dụng và nhân rộng;

- Thành lập Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ nấm ăn cấp tỉnh hoặc cấp vùng.

Nguyễn Hoàng Linh - Trung tâm Khuyến nông An Giang

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....