Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Thông tin chi tiết
Skip portlet Portlet Menu
Chi Cục Thủy Lợi An Giang
 

Trụ sở: Số 41, 42 C1-Lê Hoàn, phường Bình Khánh, Thành phố Long Xuyên, An Giang Điện thoại : (0296) 3 852935 - 3 954124 Fax: (0296) 3 857573 E-mail: cctl@angiang.gov.vn

Ban lãnh đạo:

Lương Huy Khanh – Chi cục trưởng

Cơ quan: (0296) 3.952.172

Di động: 0913.679.858

Email: luonghuykhanh@angiang.gov.vn

 

Nguyễn Văn Hùng - Phó Chi cục trưởng

Di động: 0918.067.699

Email: nvhung03@angiang.gov.vn

 

Nguyễn Ngọc Hùng - Phó Chi cục trưởng

Di động: 0908.970.066

Email: nnhung01@angiang.gov.vn

 

Các phòng chuyên môn

1. Phòng Hành chính tổng hợp

Điện thoại: (0296) 3.852.935

Lê Tấn Phát – Trưởng phòng

Di động: 0918.420.998

E-mail:  cctl@angiang.gov.vn

 

2. Phòng Kỹ thuật và Phòng chống thiên tai

Điện thoại & Fax: (0296) 3.857.573

Vương Mạnh Tiến – Phó Trưởng phòng

Di động: 0919.555.422

E-mail:  vmtien@angiang.gov.vn

 

Vị trí, chức năng

1. Chi cục Thủy lợi (sau đây gọi tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi; đê điều; phòng, chống thiên tai; nước sạch nông thôn và quản lý hệ thống công  trình trong vùng dự án Bắc Vàm Nao.

2. Chi cục Thủy lợi có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở, phương tiện, biên chế, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

3. Chi cục Thủy lợi chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thủy lợi và Tổng cục Phòng, chống thiên tai trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn  

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy  oạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác thủy lợi, đê điều, phòng chống  hiên tai, nước sạch nông thôn đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

3. Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc  phạm vi quản lý.

4. Tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về lĩnh vực thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn trên địa  bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

5. Về khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi:

a) Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy trình vận hành, phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.

b) Tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả nguồn nước từ các công trình thủy lợi, giải quyết các tranh chấp phát sinh theo quy định của pháp luật.

c) Tham mưu với Sở, trình cấp có thẩm quyền cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép cho các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, xả
nước thải vào hệ thống thủy lợi theo quy định của pháp luật.

d) Là thành viên Hội đồng bàn giao cơ sở các công trình thủy lợi; thẩm định, thẩm tra hoặc tham gia thẩm định các dự án xây dựng mới, sửa chữa, nâng
cấp các công trình thủy lợi khi được cấp có thẩm quyền giao.

đ) Thẩm định dự án tu bổ và sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi.
e) Phát hiện, ngăn chặn, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xử lý các vi phạm về khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi.
6. Về công tác nước sạch nông thôn:

a) Hướng dẫn, quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình nước sạch nông thôn; phối hợp thẩm định, điều chỉnh, bổ sung, lập báo cáo kinh tế-kỹ
thuật các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa công trình nước sạch nông
thôn theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Là thành viên Hội đồng bàn giao cơ sở công trình nước sạch nông thôn
trên địa bàn Tỉnh. Tham gia thẩm định các dự án xây dựng mới, sửa chữa, nâng
cấp, công trình nước sạch nông thôn.

c) Kiểm tra cấp nước sạch nông thôn theo quy định hiện hành.

 

7. Về công tác đê điều:

a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp,
kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê; kế hoạch, giải pháp phòng, chống
sạt lở bờ sông thuộc phạm vi quản lý.

b) Thực hiện công tác hộ đê, xử lý kỹ thuật các sự cố đê điều, phối hợp với
các ngành, địa phương liên quan đề xuất phương án phòng, tránh, xử lý và khắc
phục hậu quả sự cố đê điều. Đề xuất các giải pháp huy động các nguồn lực để cứu
hộ và bảo vệ đê điều, an toàn cho dân cư khi sạt lở đê, bờ sông.

c) Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
hoạt động có cấp phép liên quan đến đê điều theo quy định; hướng dẫn các địa
phương tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân.

d) Tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp
thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ công trình đê
điều và bờ sông theo quy định.

đ) Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác,
bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án,
biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chống thiên tai và sạt lở ven sông trên
địa bàn.

e) Theo dõi mọi nguồn vốn đầu tư, tu bổ, nâng cấp, duy tu, sửa chữa công trình
đê điều và phòng, chống thiên tai; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển, tu bổ, duy tu
đê điều và quản lý việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
g) Quản lý, kiểm tra việc sử dụng vật tư dự trữ, trang thiết bị phòng, chống
thiên tai.
h) Tổ chức đánh giá hiện trạng đê điều, cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt
lở, lũ quét, ngập lụt, đề xuất phương án phòng tránh, xử lý khắc phục hậu quả các
sự cố.

i) Phát hiện, ngăn chặn, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc
xử lý các vi phạm Luật Đê điều.

k) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 38,
Điều 39 và Điều 40 của Luật Đê điều và Khoản 2, Điều 7 Nghị định số
113/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Đê điều.


8. Về công tác phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai và phòng, chống tác hại do
nước gây ra:

a) Tham mưu, trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biện
pháp huy động nguồn lực, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu
quả do bão, lũ, hạn hán, ngập, úng, xâm nhập mặn, sạt lở, thiên tai khác và ô
nhiễm nguồn nước gây ra; xử lý sự cố công trình thủy lợi, đê điều; tổ chức, hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Tổ chức theo dõi, cập nhật về tình hình mưa, bão, lũ, tố, lốc, động đất;
phối hợp với các ngành, các tổ chức, các địa phương kịp thời đề xuất với Ban Chỉ
đạo Ứng phó với Biến đổi Khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phương án xử lý sự cố các công trình thủy lợi, đê điều và xử lý tình huống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra thuộc phạm vi quản lý.

c) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về tình huống khẩn cấp cần phân lũ, điều tiết lũ, các biện pháp di dân, bảo đảm sản xuất và đời sống của nhân dân, khắc phục hậu quả ngập lụt, trợ cấp cho nhân dân; biện pháp phòng,  tránh và giảm nhẹ thiên tai.

d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng thường trực Ban Chỉ
đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
tỉnh theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi Khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (theo Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thành lập Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang).

9. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư công trình xây dựng (nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi; nâng cấp, duy tu sửa chữa, tu
bổ và làm mới đê điều, công trình phòng, chống thiên tai; nâng cấp, sửa chữa công trình nước sạch nông thôn) khi được cấp có thẩm quyền giao.
10. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn theo quy định; nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật về chuyên ngành quản lý.

11. Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, trong lĩnh vực thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai và nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật.

12. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý các công trình thủy lợi trong hệ
thống Bắc Vàm Nao. Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp
nhận, hướng dẫn các đoàn khi tham quan, học tập, nghiên cứu; Hướng dẫn và báo
cáo các nhà tại trợ tham quan lại vùng dự án khi có yêu cầu.

13. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi và Tổng cục Phòng, chống thiên tai.

14. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho công
chức, viên chức thuộc Chi cục Thủy lợi.

15. Quản lý tổ chức, biên chế công chức, viên chức, vị trí việc làm, tài
chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.

16. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Chi cục Thủy lợi theo mục tiêu và nội dung, chương trình
cải cách hành chính của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....