Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Nông thôn mới
 
Đặc sản thốt nốt Vùng Bảy Núi (30/05/2017)
Một trong những loại thức uống đặc trưng ở An Giang mà ai cũng đã từng thưởng thức qua đó là nước thốt nốt, có vị ngọt thanh khiết và mùi thơm đặc trưng. Trái thốt nốt mềm dẻo vừa ăn rất ngon và lạ miệng. Ai có đi qua vùng Bảy Núi Lương Phi thì hãy dừng lại và thưởng thức loại thức uống đặc sản này. Cây thốt nốt được trồng nhiều nhất ở Tri Tôn và Tịnh Biên. Xã Lương Phi, huyện Tri Tôn là một trong những địa phương có nhiều cây thốt nốt.

Thời điểm này là cao điểm, nông dân Khmer xã Lương Phi đang vào mùa khai thác nước và trái cây thốt nốt. Ông Chau Hưm ngụ tại ấp Tà Miệt, xã Lương Phi với kinh nghiệm trên 40 năm gắn bó nghề lấy nước và hái trái thốt nốt. Mỗi ngày ông và con trai leo trên 25 cây, vừa đặt bình lấy nước từ các cuốn hoa thốt nốt đem về nấu đường, vừa bẻ trái bán.

Ông Chau Hưm chia sẻ: “Cây thốt nốt cho nhiều nước nhất vào mùa nắng và nước sẽ rất ngọt. Lượng nước sẽ giảm dần và cao điểm cho nước nhiều là khoảng tháng giêng đến tháng 4 âm lịch. Hiện nay vào cao điểm mùa nắng nóng, 25 cây thốt nốt lấy nước sẽ cho ra 26kg đường thành phẩm hàng ngày. Nấu khoảng 4 tiếng và giá bán dao động từ 20.000 – 25.000đồng/kg, tùy vào thời điểm. Trái thốt nốt bán được từ 15.000 – 20.000 đồng/kg”.

Để lấy nước thốt nốt, từ chiều tối hôm trước ông cùng con trai leo lên thân tre cột chặt vào thân cây thốt nốt lên tận ngọn, cắt đầu vòi bông, kẹp lại để nước từ trong vòi chảy vào bình buộc hứng bên dưới. Sáng sớm hôm sau, ông cùng con trai lại leo lên cây lấy nước ngọt tinh túy ấy đem về có thể bán nước tươi uống giải khát, vừa nấu thành món đường thốt nốt. Trái thốt nốt có 3 múi bên trong, gọt bỏ lớp vỏ sẽ thấy múi màu trắng, mềm dẻo, ăn ngon, kết hợp với nước thốt nốt sẽ là món giải khát tuyệt vời vì có tác dụng giải nhiệt. Ngoài ra, nước thốt nốt tươi còn được để lên men rượu, nấu chè đậu xanh thốt nốt, bánh bò thốt nốt.

Những giọt nước thốt nốt ngọt lịm, thơm phức có được, hằng ngày nông dân Khmer phải trèo lên ngọn cây cao trên 10 mét bằng chiếc thang tre mỏng manh, nhưng vì cuộc sống của cả gia đình, họ phải vượt qua nguy hiểm để hứng những giọt nước ngọt chảy ra từ cuống hoa thốt nốt. Những năm qua, nhờ thu nhập từ việc khai thác cây thốt nốt đã giúp những gia đình người dân tộc Khmer Lương Phi có cuộc sống ổn định và đầy đủ hơn.

Tính chung hiện nay toàn xã Lương Phi có 9 hộ Khmer chuyên sản xuất đường thốt nốt. Bình quân mỗi ngày, mỗi hộ sản xuất từ 10 đến 30 kg đường, cho thu nhập cũng trên 200.000 đồng. Khó khăn của bà con hiện nay là chưa đăng ký được nhãn hiệu hàng hóa nên thị trường tiêu thị chỉ tập trung tại địa phương và bán tại các điểm du lịch trong huyện.

Được biết cây thốt nốt có nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng có thể sử dụng được, như thân cây xẻ gỗ làm nhà, làm đồ gia dụng như đũa, muỗng. Lá thốt nốt dùng để lợp nhà. Trái thốt nốt và nước thốt nốt là thức uống giải khát. Nhưng trên hết, là người Khmer trồng thốt nốt để nấu đường từ nước thốt nốt, là một món đặc sản của người dân tộc Khmer.

 

Hồng Đăng - Đài Truyền thanh huyện Tri Tôn

 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....