Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Thông tin lụt bão - Sạt lở
 
Bí thư Tỉnh ủy - Võ Thị Ánh Xuân khảo sát thực tế tình hình phòng chống thiên tai tại Tân Châu (07/08/2017)
Trước tình hình thời tiết mưa bão diễn biến phức tạp như hiện nay, sáng ngày 04/8/2017, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang; cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Lâm Quang Thi và lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành tỉnh đã có chuyến khảo sát tình hình phòng chống thiên tai, bảo vệ sản xuất vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2017 trên địa bàn thị xã Tân Châu. Đồng chí Huỳnh Quang Ngự, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy và ông Đặng Văn Nê, Phó Chủ tịch UBND thị xã tiếp và làm việc với đoàn.

 

Theo đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, cùng đoàn đã đi thị sát điểm sạt lở ấp Hòa Long (xã Châu Phong), vùng đê bao sản xuất lúa Bắc Vĩnh An gồm: Xã Châu Phong, Lê Chánh, Phú Vĩnh và Long An; tìm hiểu tình hình sản xuất của Nhân dân trong mùa lũ ở dọc tuyến lộ Châu Phong, Long An (Kênh Xáng). Đây là vùng bao đã được đầu tư xây dựng khép kín gắn với giao thông nông thôn, nhằm kiểm soát lũ để sản xuất theo chủ trương 3 năm, 8 vụ của bà con nông dân trong vùng.

 

Theo báo cáo của UBND thị xã Tân Châu, trên toàn thị xã hiện có 178,4 km/36 tuyến đê bảo vệ 8 vùng bao khép kín (với tổng diện tích sản xuất trong vùng đê bao trên 11.000ha). Trong đó, các tuyến đê bao bảo vệ sản xuất vụ Thu đông 2017 xung yếu gồm có 9 tuyến với tổng chiều dài 1,21km, trong đó có 05 đoạn đã gia cố xong. Do ảnh hưởng tình hình mưa lớn kéo dài, đã có trên 610ha lúa Hè Thu của 837 hộ nông dân bị thiệt hại do ngập úng. Để đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2017 đạt thắng lợi, UBND thị xã đã chỉ đạo các ngành và UBND các xã, phường tổ chức thực hiện gia cố lại các tuyến đê bao xung yếu trên địa bàn; Nâng cấp sửa chữa cống bửng; Nạo vét kênh mương; Nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống tưới tiêu, trạm bơm. Cải tạo hệ thống tưới tiêu vùng Vĩnh Xương – Phú Lộc; Bơm cấp nước tưới kênh Vĩnh An (Long Thạnh và Long Phú); Nâng cấp mở rộng hệ thống thủy lợi công nghệ cao vùng chuyên canh rau màu xã Phú Vĩnh. Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê, bao, cống bửng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện gia cố đê bao, duy tu, sửa chữa… sớm hoàn thành theo kế hoạch để phục vụ kịp thời sản xuất vụ Thu Đông năm 2017. Theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, mưa, bão, mực nước đầu nguồn để thông tin kịp thời đến các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và UBND các xã, phường nhằm chủ động ứng phó hiệu quả, đảm bảo an toàn trong sản xuất. Tổ chức trồng cây chắn sóng bảo vệ đê bao. Đặc biệt, theo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi tại Thông báo số 380, ngày 25/10/2016, thị xã đã đề xuất dự án công trình “Cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của 05 vùng bao bị ngập úng”, ước tổng chi phí khoảng 28 tỷ. Trước tiên thí điểm mô hình tại tiểu vùng Bắc Vĩnh An, ước tính tổng nguồn vốn đầu tư là 8,3 tỷ đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ  trên 4 tỷ đồng.

 

Về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, năm 2017, thị xã luôn xác định quan điểm chủ động phòng lũ, mưa, bão và giông, lốc; thực hiện nghiêm túc phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện công tác PCTT&TKCN. Trong đó, quan tâm rà soát lập danh sách các hộ dân đang sinh sống ở các khu vực ven sông, cồn bãi, vùng nguy cơ sạt lở và các hộ có nhà ở không đảm bảo, để có kế hoạch di dời, gia cố, chằng chống, hạn chế xảy ra thiệt hại về người và tài sản; lập kế hoạch đưa rước học sinh và tổ chức các điểm giử trẻ khi có lũ lớn; Rà soát thống kế vật tư và phương tiện phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hiện có trên địa bàn xã, phường; Củng cố lại các chốt cứu hộ có lực lượng dân quân, xung kích túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn thị xã.

 

Về việc ứng phó với tình hình sạt lở, hiện nay, tình hình sạt lở ở bờ Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Kênh Xáng và Kênh 7 xã trên địa bàn thị xã Tân Châu diễn biến hết sức phức tạp và bất ngờ ảnh hưởng đến nhiều hộ dân cần phải di dời. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thị xã đã xảy ra 07 điểm sạt lở bờ sông ở các xã Tân An, Long An, Long Châu và Vĩnh Hòa, với diện tích là 2.857m2 ảnh hưởng đến 33  hộ dân cần phải di dời (Trong đó, có 12 hộ đã di dời đến nơi an toàn). Trước tình hình sạt lở diễn biến phức tạp nêu trên, UBND thị xã đã có giải pháp khắc phục, trước mắt, địa phương đã hỗ trợ và vận động các hộ bị ảnh hưởng di dời nhà và tài sản ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở. Hiện nay đã hỗ trợ di dời cho 10 hộ (trong đó, xã Long An: 5 hộ, xã Tân An: 5 hộ) với tổng số tiền cấp phát hỗ trợ là 220 triệu đồng. Về giải pháp lâu dài, tiếp tục đầu tư xây dựng thêm các cụm tuyến dân cư để bố trí nền nhà cho khoảng 2.000 hộ dân cặp khu vực sông Hậu, sông Tiền và Kênh Xáng.

 

Sau khi đi tìm hiểu tình hình thực tế, Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo hai địa phương thị xã Tân Châu và huyện An Phú. Tại đây, lãnh đạo thị xã đã kiến nghị với đoàn khảo sát của tỉnh như: tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn để thị xã triển khai đầu tư xây dựng 6 cụm tuyến dân cư (trong đó, 4 cụm tuyến dân cư Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương đã được UBND tỉnh thống nhất trình Chính phủ đầu tư xây dựng; còn lại 02 cụm tuyến dân cư đề nghị xây mới: tuyến dân cư Long Sơn (Phường Long Sơn) với quy mô đầu tư khoảng 3,12ha, dự kiến bố trí 130 hộ; tuyến dân cư xã Long An với quy mô khoảng 4,8ha, dự kiến bố trí khoảng 200 hộ dân). Đối với xử lý sạt lở trên sông Hậu đoạn qua địa bàn xã Châu Phong, đề nghị tỉnh sớm triển khai thực hiện Dự án chỉnh trị dòng chảy, Khảo sát luồng lạch, nạo vét bờ An Phú để giảm áp lực sạt lở cho bờ Châu Phong do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư và Dự án kè chống sạt lở đoạn Châu Phong do Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang làm chủ đầu tư. Sớm xem xét có phương án lấp hố xoáy ở khu vực sạt lở trên Sông Hậu thuộc ấp Hòa Long, xã Châu Phong (đoạn cua xuống bến phà Châu Giang). Sớm xem xét đầu tư xây dựng tuyến đường tránh Tân Hậu A1, Tân Hậu A2 (xã Tân An), kết hợp tuyến dân cư nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp vùng bao Tân An - Tân Thạnh với diện tích sản xuất trên 1.700ha. Để tránh tình trạng ngập úng cục bộ ở các vùng bao sản xuất trên địa bàn thị xã, đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí nạo vét các hệ thống kênh mương nội đồng và nâng cấp các các trạm bơm để đảm bảo trong công tác rút úng. Trước mắt là vùng bao Bắc Vĩnh An, với diện tích khoảng 3.500 ha, gồm 4 xã: Long An, Châu Phong, Lê Chánh và Phú Vĩnh), vì đây là vùng trũng, thấp và thường xuyên bị ngập úng.  Đối với vùng bao Vĩnh Xương - Phú Lộc - Vĩnh Hòa, hiện người dân đang chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái, nhưng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng thì chưa đảm bảo. Do đó, đề nghị tỉnh xem xét có kế hoạch hỗ trợ đầu tư hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển vùng trồng cây ăn trái. Đồng thời, đề nghị Ban Quản lý Dự án Bắc Vàm Nao có kế hoạch sửa chữa, gia cố lại các đoạn đê bị sạt lở như đê bờ Bắc Km5; đê bờ Bắc kênh 26/3; đê sườn 3.

 

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Lâm Quang Thi chỉ đạo các địa phương cần chuẩn bị tốt kịch bản ứng phó với lũ năm 2017 để chúng ta chủ động trong mọi tình huống. Cần bảo vệ ăn chắc vụ Hè Thu bằng nhiều phương án khác nhau và mang tính chủ động cao. Tăng cường năng lực trạm bơm điện và công tác sẵn sàng phòng chống lụt bão.

 

Kết luận chỉ đạo buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy - Võ Thị Ánh Xuân hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo hai địa phương, các cấp, các ngành trong việc chủ động sản xuất, phòng chống thiên tai trong thời gian qua. Đồng chí chỉ đạo, hai địa phương không nên chủ quan trong tình hình thời tiết diễn biến bất thường. Chủ động thực hiện tốt các kế hoạch đề ra, đồng thời bổ sung thêm những giải pháp mà lãnh đạo tỉnh chỉ đạo và các ngành góp ý như chủ động rút úng. Tiến hành gia cố đê bao, cống bững để bảo vệ lúa Hè Thu và Thu Đông 2017, ứng phó tốt với tình hình sạt lỡ bờ sông. Làm thế nào để ổn định dân cư sinh sống trong lũ. Những nơi sạt lỡ nghiêm trọng thì chủ động di dời dân trước khi sạt lỡ xảy ra. Nơi nào cấp bách, cần thiết thì phải tính trước trong ưu tiên kinh phí, thực hiện di dời. Phải đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, trẻ em; nhất là những nơi đưa rướt học sinh đi học bằng ghe, xuồng. Tổ chức tốt các chốt cứu hộ, cứu nạn nơi xung yếu. Trên cơ sở kiến nghị của địa phương, tại buổi làm việc, các sở, ngành tỉnh phải chủ động suy nghĩ, tính toán, tìm giải pháp giúp cho địa phương thực hiện những kiến nghị, đề xuất - theo hướng có giải pháp lâu dài, tiết kiệm nhằm chống lãng phí trong đầu tư. Cần tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống thiên tai trên quan điểm tiết kiệm. Dịp này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đặt hàng các sở, ngành nghiên cứu các giải pháp để sản xuất của Nhân dân 2 huyện đầu nguồn từng bước được mang tính ổn định  và bền vững hơn.

 

Văn Phô

Đài Truyền thanh thị xã Tân Châu

 

 

Mai Thanh- Hải Đăng - Đài Truyền thanh huyện Chợ Mới
Tin bão số 5 (11/09/2021)

 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....