Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Chăn nuôi - Thú y
 
An Giang định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn bền vững (09/07/2019)
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi ở An Giang cũng như các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với sự bùng phát bệnh dịch tả heo Châu Phi và những biến động về giá cả… nhằm tìm ra một số giải pháp mang tính đột phá cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong thời gian tới, ngày 02/7/2019, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn An Giang, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật và Trường Đại học An Giang tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển chăn nuôi tỉnh An Giang thích ứng với hội nhập và công nghệ 4.0”. Hội thảo thu hút gần 100 đại biểu nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và người chăn nuôi tiêu biểu trong và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến tham dự.

Bà Nguyễn Thị Xoàn, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã thông tin tại Hội thảo, hiện nay bệnh dịch tả heo Châu Phi đang lan tỏa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang đã có những giải pháp phòng chống như: Đã tiêu hủy 1.741 con heo, chiếm 1,7% so với tổng đàn. Triển khai tuyên truyền phát 17 ngàn tờ bướm và 1.000 tờ áp phích và phương tiện truyền thanh xã phường về dấu hiệu nhận biết bệnh và các biện pháp phòng, chống và ngăn ngừa bệnh dịch tả heo Châu Phi. Tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ Chăn nuôi và Thú y và Phó chủ tịch xã phường, thị trấn về dịch tả heo Châu Phi (DTHCP). Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình trạng vận chuyển gia súc. Qua đó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng đưa ra nhiều giải pháp, tăng cường tuyên truyền đến người chăn nuôi, cơ sở giết mổ, vận chuyển, buôn bán heo và người tiêu dùng tác hại, phòng tránh bệnh; Xây dựng và triển khai thực hiện nhằm ổn định chăn nuôi heo, đảm bảo cung cấp đủ thịt cho người tiêu dùng…

Thời gian qua, ngành chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn do giá thành nguyên liệu đầu vào phục vụ trong chăn nuôi có xu hướng tăng cao, nhưng giá đầu ra lại giảm, dịch bệnh trên gia súc trở nên phức tạp. Trước những áp lực này khiến người chăn nuôi luôn gặp thách thức đe dọa, cản trở ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Tiến sĩ. Mai Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật nhận định, chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất quan trọng. Tuy nhiên ngành chăn nuôi chưa bắt kịp xu thế phát triển của thị trường, hội nhập và tỉnh An Giang có xu hướng giảm về quy mô. Hiện nay ngành chăn nuôi phát triển không bền vững về năng suất và giá cả; Chất lượng một số giống vật nuôi thấp; Hình thức tổ chức sản xuất còn chậm đổi mới, manh mún và bị cắt khúc, sản xuất thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Ngoài ra, khó khăn lớn hiện nay là thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để tạo ra một chuỗi liên kết ổn định.

Trước những khó khăn trên TS. Mai Thị Ánh tuyết có các giải pháp định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh trong thời gian tới. Nhà nước và người chăn nuôi cần phải nổ lực hơn nữa để thúc đẩy ngành chăn nuôi được lớn mạnh, đáp ứng bền vững đủ nhu cầu thị trường. Song song đó phát triển theo quy hoạch, vùng chuyên canh tập trung gắn với phát triển nông thôn mới. Chăn nuôi với quy mô lớn theo trang trại ngoài khu dân cư, ứng dụng công nghệ cao. Tập trung theo hướng sản xuất con giống chất lượng . Quan trọng hơn là chăn nuôi hữu cơ, sinh học tạo sản phẩm an toàn.

Cũng theo TS. Mai Thị Ánh Tuyết, ngành chăn nuôi hiện nay đang đối mặt với nhiều khâu trung gian nhiêu khê, một sản phẩm chăn nuôi từ trang trại đến tay người tiêu dùng phải qua ít nhất 5 khâu trung gian, khiến giá bán bị đẩy lên rất nhiều. Do đó cần phải đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm và tạo chuỗi liên kết điều được kiểm soát và truy xuất được nguồn gốc. Ngoài ra, cũng nên tận dụng và nâng cao giá trị sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Ứng dụng công nghệ cao trong nhân giống cao sản, quy trình sản xuất sinh học và hữu cơ trong chăn nuôi.

Bên cạnh đó, đầu tư hỗ trợ các cơ sở giết mổ công nghiệp tập trung theo chuỗi; Chú trọng công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi nhất là vùng, khu vực chăn nuôi tập trung để đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe công đồng. Mặt khác, Nhà nước cũng nên nghiên cứu, mở rộng phát triển thị trường cung - cầu về sản phẩm thịt trong nước và các nước láng giềng, để chỉ đạo sát xao phương án sản xuất, kinh doanh, nhất là việc đầu tư tăng đàn. Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là thị trường tiềm năng…

Song song đó, ngành chăn nuôi phải đảm bảo có lãi thân thiện với môi trường, đặc biệt là sản phẩm phải được an toàn. Theo GS. TS Nguyễn Văn Thu cho rằng chăn nuôi hiện nay có những thách thức rất lớn do ô nhiễm môi trường, khí thải gây hiệu ứng nhà kính; Tác động lớn của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và đời sống con người. Dịch bệnh ở vật nuôi trở nên nghiêm trọng và dữ dội hơn.

Trước những thách thức trên sản phẩm chăn nuôi hữu cơ và an toàn cho con người được cho là mục tiêu sản xuất để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Do đó, phát triển chăn nuôi trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 để đặt ra tiêu chí hướng tới trong các bước phát triển phù hợp với xu hướng và đòi hỏi tất yếu đổi mới công nghệ, chăn nuôi sử dụng hệ thống điều khiển tự động thông qua việc kết nối mạng các thiết bị máy móc trực tiếp tại nơi sản xuất hoặc gián tiếp tại trung tâm điều khiển trong chăn nuôi (chăn nuôi bò, lợn, gà công nghiệp,...) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, truy xuất được nguồn gốc, đồng thời mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho người chăn nuôi, đặc biệt sản phẩm có thể xuất khẩu.

Tuy nhiên ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi yêu cầu trang thiết bị hiện đại, kỹ năng và cách chăm sóc nuôi dưỡng của người sản xuất cẩn trọng hơn và quan trọng là đầu tư nguồn vốn lớn.

Trang Nghiêm - Trung tâm Khuyến nông An Giang

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....