Cổng thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Cổng thông tin sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
Trang chủ
 
 
 
 
 

Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 

Dự báo thời tiết
Skip portlet Portlet Menu

Cao Bằng

Cà Mau

Đà Nẵng

Hà Nội:

TP.HCM: 

Huế

Lạng Sơn

Nha Trang

Phan Thiết

Phú Quốc

Quy Nhơn

Sơn La

 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 
 
 
 
 
 

Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Trồng trọt - BVTV
 
An Giang chủ động phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá lúa (28/07/2017)
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, vụ Hè Thu 2017, toàn tỉnh đã xuống giống trên 232 ngàn ha. Vụ Thu Đông, xuống giống sớm trên 12 ngàn ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Tri Tôn, Tịnh Biên, Phú Tân, Chợ Mới và Tp. Long Xuyên. Trong vụ Hè Thu 2017, ngành Nông nghiệp đã giám định 30 mẫu rầy nâu thì có 20% số mẫu bị nhiễm virus, trong đó 16,67% nhiễm virus bệnh vàng lùn và 3,33% nhiễm cả 2 loại virus bệnh Vàng lùn - Lùn xoắn lá (VLLXL).

 

Tính đến ngày 26/7/2017, diện tích nhiễm các loại dịch hại từ nhẹ đến nặng khoảng 105.109 ha, trong đó có 29.051 ha nhiễm rầy nâu, mật số từ 500–4.000 con/m2; Diện tích nhiễm bệnh VLLXL là 374 ha (Nhiễm nhẹ 114ha, nhiễm trung bình 116ha và nhiễm nặng 114ha), tập trung tại các huyện An Phú 135ha, Chợ Mới 58ha, Tri Tôn 166ha và thị xã Tân Châu 15ha. Tỷ lệ gây hại từ 5 đến trên 30%. Ước tính khả năng trong năm 2017, dịch rầy nâu, bệnh VLLXL có khả năng phát triển, gây hại ở các địa phương xuống giống không theo lịch khuyến cáo trên các trà lúa Thu Đông sớm (xuống giống từ 7/6 đến 14/7/2017) và trên trà lúa Thu Đông muộn (xuống giống sau ngày 31/8/2017) khoảng 26.000ha cần dập dịch rầy  nâu và 2.500ha nhiễm bệnh VLLXL nặng cần tiêu hủy.

 

Trước tình hình dịch hại rầy nâu, bệnh VLLXL có nguy cơ bùng phát thành dịch và lây truyền cho các vụ lúa tiếp theo, ngày 27/7/2017, Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang triển khai thực hiện công tác phòng, chống rầy nâu, bệnh VLLXL, nhằm bảo vệ năng suất, sản lượng lúa đồng thời hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ và có hướng khắc phục kịp thời diện tích bị thiệt hại để ổn định sản xuất.Tiếp tục củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp về phòng chống rầy nâu, bệnh VLLXL và các dịch hại khác trên lúa; thành lập Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo và huy động mọi nguồn lực tham gia phòng trừ rầy nâu, bệnh VLLXL, tập trung chỉ đạo sớm dập tắt dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng (nếu có). Đồng thời đưa tin về tình hình diễn biến rầy nâu, bệnh VLLXL và hướng dẫn các biện pháp phòng chống trên các phương tiện truyền thông. Tăng cường tập huấn nâng cao cho cán bộ kỹ thuật nông nghiệp các cấp về nghiệp vụ quản lý, theo dõi diễn biến rầy nâu, bệnh VLLXL. Tổ chức hội thảo đầu bờ, khuyến nông cho nông dân giúp thực hiện có hiệu quả trong việc phát hiện và phòng trừ rầy nâu, bệnh VLLXL. Tổ chức xuống giống đồng loạt tập trung và né rầy theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành Nông nghiệp. Để bảo vệ cây lúa non, sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa; thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nâu trên cây lúa (phải vạch gốc lúa để theo dõi mật sổ rầy nâu). Áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật “3 Giảm, 3 Tăng”, “ 1 Phải, 5 Giảm”, phòng trừ dịch hại tổng hợp trong canh tác lúa.

 

Trong trường hợp có rầy nâu gây hại và nguy cơ truyền bệnh VLLXL; tùy theo cấp độ có biện pháp xử lý như:

Cấp độ 1. Biện pháp phòng trừ rầy nâu lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Khi phát hiện rầy nâu ở ruộng có xuất hiện bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá ở mức gây hại nhẹ với tỉ lệ bệnh dưới 10 % số chồi bị hại cần tuyên truyền, vận động nông dân tăng cường thăm đồng, phát hiện sớm và áp dụng biện pháp trừ rầy nâu, nhổ và tiêu hủy các cây lúa bị bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá để tránh lây lan nguồn bệnh.

 

Cấp độ 2. Phòng trừ rầy nâu đồng loạt bằng thuốc hóa học:Trong trường hợp mật số rầy nâu mang mầm bệnh gây hại nặng, có nguy cơ lây lan trên diện rộng, cần áp dụng phun thuốc trừ rầy đồng loạt dưới sự giám sát chặt chẽ của chính  quyền địa phương và ngành chuyên môn.

 

Cấp độ 3. Tiêu hủy nguồn bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Trong trường hợp rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá gây hại nặng (được xác định của Đoàn giám định đánh giá thiệt hại); cần áp dụng biện pháp tiêu hủy, cắt đứt nguồn bệnh, cụ thể như sau:

 

Giai đọan lúa dưới 30 ngày tuổi: nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng, trên 30% số chồi (tép) thì phải tiêu hủy ngay bằng cách cày, trục cả ruộng để diệt mầm bệnh; trước khi cày vùi phải phun thuốc trừ rầy nâu để tránh phát tán truyền bệnh sang ruộng khác.

 

Giai đoạn lúa sau 30 ngày tuổi: nếu bị nhiễm nặng, có nguy cơ mất năng suất trên 70 %  thì phải tiêu hủy bằng cách cày vùi cả ruộng; trước khi cày phải phun thuốc trừ rầy nâu (nếu có rầy) để tránh phát tán lan truyền bệnh sang ruộng khác.

 

Xuân Hiếu

 


 
 
 
 
 
Web Content Viewer
Skip portlet Portlet Menu
Warning

Warning

Invalid configuration found. Please contact your administrator.

 
 

Giải đáp kỹ thuật
Skip portlet Portlet Menu
 
 

Hình ảnh
Skip portlet Portlet Menu
 

Video
Skip portlet Portlet Menu
3 Giảm 3 Tăng - 1 Phải 5 Giảm giúp nông dân An Giang giảm chi phí, tăng thu nhập
Đang tải....