Invalid configuration found. Please contact your administrator.
Web Content Viewer
Trồng trọt - BVTV
An Giang thí điểm bảo hiểm trên cây lúa
(01/05/2017)
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi tại cuộc họp thảo luận về thực hiện bảo hiểm nông nghiệp. UBND tỉnh An Giang thống nhất chủ trương triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa trong vụ Thu Đông 2017 với quy mô từ 10.000ha trở lên.
Ngoài các hợp tác xã tham gia dự án VnSAT, giao Sở Nông nghiệp và PTNT chọn thêm các đối tượng tham gia bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có thể chọn các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp khác, các hộ là gia đình chính sách, hộ gia đình người có công với cách mạng,... Về tỷ lệ tham gia đóng bảo hiểm nông nghiệp: Trên cơ sở nhà nước hỗ trợ cho các hộ gia đình chính sách khi tham gia bảo hiểm theo quy định, cần phải có sự tham gia đóng góp của người dân tham gia bảo hiểm. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Công ty Bảo Minh An Giang tham mưu đề xuất tỷ lệ tham gia đóng bảo hiểm nông nghiệp theo cơ chế hợp lý của các bên tham gia, trên cơ sở ý kiến đồng thuận của các bên liên quan.
Chiều ngày 06/12/2019, UBND xã Vĩnh An, huyện Châu Thành phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Thương mại Dịch vụ phân bón Hoàng Thiện (Cty Hoàng Thiện) tổ chức hội thảo mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nhãn Phát Tài trên địa bàn xã. Về tham dự buổi hội thảo có đồng chí Mai Thành Ngoan, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vĩnh An; đồng chí Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh An, cùng lãnh đạo Công ty và hơn 40 bà con nông dân tham dự.
Thời gian gần đây, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của huyện đã và đang được nhân rộng. Trong đó, điển hình là mô hình trồng nấm rơm dạng trụ của hộ anh Dương Văn Tài, nông dân ấp Hòa Lợi 3, xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Phú Tân (tỉnh An Giang) là huyện nông nghiệp, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái, đặc biệt là cây có múi. Nhận thấy lợi thế trên, Huyện Ủy Phú Tân đã mạnh dạn Ban hành Nghị quyết số 11 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2019 - 2020 bước đầu đã mang lại hiệu quả. Đồng thời được đông đảo người dân ủng hộ và mạnh dạn tiến hành cải tạo đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cây ăn trái như: Cam, bưởi, chanh, nhãn, xoài…, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Theo đó, trong 10 tháng đầu năm toàn huyện đã chuyển được trên 80,63ha, tăng 356,53ha.
Nhận thấy sản xuất hoa màu không đạt lợi nhuận, bà con nông dân xã Long An chuyển sang mô hình trồng cây ăn trái như: bưởi, ổi, dừa, xoài… Trong đó, mô hình trồng ca na Thái của nông dân Nguyễn Văn Gốc – tổ 15, ấp Long Hòa, xã Long An, thị xã Tân Châu cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Từ đầu năm đến nay, kinh tế trong nước tiếp tục chuyển biến tích cực, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong 9 năm trở lại đây. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Ngành công nghiệp tăng trưởng khá, đạt 11,37%, và công nghiệp chế biến, chế tạo luôn giữ vai trò chủ chốt. Tuy nhiên, do bị tác động, ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nên ngành nông nghiệp cả nước đạt mức tăng trưởng thấp, trong đó, bệnh dịch tả heo châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề.
Ngày 8/10/2019, Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm và phương hướng 3 tháng cuối năm 2019. Mặc dù ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời tiết không thuận lợi về thị trường, giá lúa, cá đều giảm so với cùng kỳ, đáng chú ý là dịch tả heo châu Phi xuất hiện nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành từ tỉnh đến địa phương nên năng suất lúa bình quân các vụ đạt 6,4tấn/ha.