Vụ Hè Thu 2017, toàn tỉnh An Giang đã xuống giống 189.135ha, ước đạt 79% diện tích. Giai đoạn lúa chủ yếu từ mạ đến đẻ nhánh. Theo dự báo của các cơ quan chức năng, tình hình thời tiết tuần tới, trời nắng yếu và nhiều mây xen kẻ, có thể có mưa, nhiệt độ cao nhất có thể đạt 330C. Đây là thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển. Ngoài ra, bệnh thối thân do vi khuẩn và bệnh đạo ôn trên lúa cũng có thể xuất hiện.
Tính đến ngày 21/6/2017, lúa Hè Thu tại An Giang đã xuống giống được 232.565ha, đạt 97% diện tích kế hoạch. Trong đó, diện tích từ làm đòng đến trổ 141.565ha, chiếm 61%. Diện tích thu hoạch 14.442ha, năng suất bình quân 5,2tấn/ha. Theo dự báo của các cơ quan chức năng, tình hình thời tiết tuần tới tại An Giang, trời nắng và nhiều mây xen kẻ, có thể có mưa về chiều và tối.
Theo số liệu tổng hợp sâu bệnh của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang, trong tuần qua có hơn 4.000ha nhiễm rầy nâu từ nhẹ đến trung bình. Vụ Hè thu 2017 đã xuất hiện bệnh Vàng lùn – lùn xoắn lá từ nhẹ đến nặng ở thị xã Tân Châu, huyện Chợ Mới và An Phú. Với tình hình rầy nâu và bệnh Vàng lùn – lùn xoắn lá xuất hiện trên đồng ruộng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang khuyến cáo như sau
Theo báo cáo từ Cục Bảo vệ thực vật, vụ lúa Hè Thu năm 2017, các tỉnh thành phía Nam có trên 12.000ha lúa nhiễm bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá, tập trung tại các tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng,…. Riêng tại An Giang, giám định 30 mẫu rầy nâu có kết quả 20% số mẫu bị nhiễm virus, trong đó 16,67% nhiễm virus bệnh vàng và 3,33% nhiễm cả 2 loại virus bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá; đây là nguy cơ bệnh bùng phát gây hại thành dịch nếu không có giải pháp phòng chống kịp thời.
Theo số liệu theo dõi tiến độ sản xuất của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang, vụ lúa Hè Thu 2017 xuống giống được 232.565ha, đã thu hoạch được 45.000ha, đạt 20% diện tích. Vụ lúa Thu Đông 2017 đã xuống giống được hơn 13.000ha, chủ yếu lúa đang ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Hiện nay đã xuất hiện bệnh Vàng lùn – lùn xoắn lá từ nhẹ đến nặng ở Tân Châu, Chợ Mới, An Phú và Tri Tôn. Trên đồng ruộng, rầy nâu đang tuổi 1 đến tuổi 3. Vụ Hè Thu 2017 đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ, lượng rầy di trú khá cao và có khả năng mang theo mầm bệnh Vàng lùn – lùn xoắn lá lây lan sang các trà lúa Hè Thu muộn và lúa Thu Đông sớm.
Hiện nay do trời nắng yếu và mưa lớn nhiều nơi là điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh nấm bệnh phát triển. Trong tuần qua, trên địa bàn tỉnh An Giang có hơn 1.400ha bị nhiễm bệnh lem lép hạt với tỷ lệ bệnh 5-10%.
Với thời tiết mưa nhiều như hiện nay, nông dân cần chú ý phun ngừa bệnh bằng các loại thuốc đặc trị. Khi phun thuốc nên pha thêm chất bám dính để thuốc ít bị trôi khi gặp trời mưa. Đối với lúa từ giai đoạn mạ đến làm đòng, cần theo dõi phát hiện bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá để phòng trị kịp thời.
Tình hình thời tiết vào giai đoạn trước, trong và sau Tết, trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, nắng yếu có thể có mưa. Căn cứ tình hình thời tiết và các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Qua thực tế thăm đồng và theo dõi bẩy đèn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang dự báo một số đối tượng dịch hại có khả năng phát sinh và gây hại trong dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018 như sau:
Tính đến ngày 15/1/2019, toàn tỉnh An Giang xuống giống lúa được 222.500ha đạt 94% kế hoạch. Diện tích còn lại, bà con cần tranh thủ làm đất xuống giống tập trung, tránh sự lây lan của dịch hại từ lúa lớn sang lúa nhỏ.